Khám nội tiết ngày thứ 2 chu kỳ kinh cụ thể là ngày nào?
Khi khám nội tiết nữ, các bác sĩ thường hay hẹn bệnh nhân đến khám nội tiết vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Tại sao lại cần khám nội tiết nữ vào thời điểm này? Cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Khám nội tiết ngày thứ 2 chu kỳ kinh cụ thể là ngày nào?
Khi khám nội tiết nữ, các bác sĩ thường hay hẹn bệnh nhân đến khám nội tiết vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Tại sao lại cần khám nội tiết nữ vào thời điểm này?
1. Khám nội tiết nữ vào thời điểm nào để đạt được các mục đích?
- Trong quá trình khám và chữa bệnh vô sinh thì khám nội tiết và thực hiện xét nghiệm nội tiết là việc quan trọng không thể thiếu đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, không có hành kinh (tắt kinh). Hoặc những phụ nữ lớn tuổi và những bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm.
- Mục đích của việc khám và làm xét nghiệm nội tiết là để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài ra khám nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát.
- Ngày thực hiện các xét nghiệm và khám nội tiết là:
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh: Thực hiện xét nghiệm FSH, LH, E2.
Bất kỳ ngày nào của vòng kinh: Thực hiện xét nghiệm PRL (Prolactin), Testosterone, E2 (Estradiol) tùy theo mục đích làm xét nghiệm.
Tất cả những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài trên 2 tháng hoặc hơn có thể được yêu cầu làm xét nghiệm nội tiết ngay không cần phải điều kinh.
- Ý nghĩa: Tất cả các xét nghiệm nội tiết được thực hiện vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh vì thời điểm này nội tiết phản ánh tình trạng kích thích tố cơ bản của cơ thể. Vì trong một chu kỳ kinh nguyệt của chị em, kích thích tố sẽ thay đổi theo sự phát triển của nang noãn. Vào những ngày đầu của chu kỳ kinh, nang noãn mới được huy động chưa tiết ra kích thích tố nhiều nên lúc này lượng kích thích tố của cơ thể chính là mức cơ bản của từng người. Lượng kích thích tố này phản ánh được sự hoạt động cũng như khả năng dự trữ của buồng trứng. Do đó mà xét nghiệm kích thích tố (FSH, LH, E2) được các bác sĩ thực hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của kỳ kinh.
- Đối với những phụ nữ không có kinh hay chu kỳ kinh kéo dài thì dù cho làm xét nghiệm nội tiết ngay hay cho điều kinh rồi mới xét nghiệm thì kết quả vẫn không khác biệt. Vì đối với những người này lượng nội tiết trong người họ không thay đổi theo chu kỳ do không có nang noãn phát triển nên kết quả xét nghiệm của hai trường hợp này tương đương nhau.
- Các trường hợp cần làm xét nghiệm nội tiết:
Tất cả những phụ nữ vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát cần được khám nội tiết.
Tất cả những phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày.
Tất cả phụ nữ trên 37 tuổi.
Tất cả những trường hợp phụ nữ làm thụ tinh trong ống nghiệm và tất cả những phụ nữ cho trứng.
- Những trường hợp đặc biệt:
Những phụ nữ có tình trạng rậm lông, béo phì, tăng cân nhanh kết hợp với chu kỳ kinh không đều kéo dài hoặc vô kinh, cần làm xét nghiệm FSH, LH, E2, Testosterone.
Những phụ nữ có tình trạng ngực căng chảy sữa non khi không nuôi con hoặc nghi ngờ có hội chứng PRL cao. Kết hợp với các bất thường của chu kỳ kinh nguyệt thì cần làm xét nghiệm FSH, LH, E2, PRL.
Tất cả các trường hợp kết quả khám nội tiết bất thường có thể làm lại xét nghiệm lần hai để kiểm tra.
2. Khám nội tiết nữ bao gồm các xét nghiệm nào?
Xét nghiệm nội tiết là một hoạt động trong việc khám nội tiết được thực hiện nhằm biết được tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn. Ngoài ra, nó còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng. Đặc biệt là để biết được mức độ hormone sinh sản, nguy cơ vô sinh gây ra do sự can thiệp trong quá trình rụng trứng, hoặc dự trữ buồng trứng không phù hợp.
Các xét nghiệm nội tiết tố bao gồm:
- Xét nghiệm prolactin: Là một hormone cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Prolactin ức chế hormone sinh sản, cụ thể là hormone kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH). Là các hormone cần để kích hoạt sự rụng trứng, cho phép trứng phát triển và trưởng thành. Nếu hàm lượng prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng và rất dễ gây ra tình trạng vô sinh.
- Hormone AMH (Anti Müller Hormone), được sản xuất bởi các tế bào trong nang buồng trứng. Mức độ của những kích thích tố này sẽ cho biết khả năng dự trữ buồng trứng hoặc cung cấp trứng trong buồng trứng, nếu hàm lượng AMH của bạn mà thấp thì khả năng vô sinh cao.
- Hormone FSH là hormone chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp và có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
- Hormone LH (đây chính là xét nghiệm thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt). Hormone LH (luteinizing hormone) là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất cho quá trình sinh sản. Nếu nồng độ LH cao có thể can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh.
- Hormone E2 hoặc estradiol (thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt). Vì Estradiol (E2) hoặc estrogen là hormone sinh dục nữ có vai trò rất quan trọng và được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen để kích hoạt các chu kỳ sinh sản.
Các xét nghiệm nội tiết tố sẽ được các bác sĩ thực hiện khi đánh giá khả năng sinh sản/hiếm muộn.
Các xét nghiệm nội tiết nữ cơ bản vì sao thường được bác sĩ yêu cầu làm vào ngày thứ 2 đến 4 của chu kỳ kinh nhất là xét nghiệm FSH.
- Đó là vì FSH được tiết ra từ tuyến yên, có tác dụng kích thích nang noãn phát triển. Và việc định lượng FSH nên được tiến hành khi có nghi ngờ các rối loạn về nội tiết, suy buồng trứng nguyên phát, suy buồng trứng sớm (mãn kinh sớm), suy tuyến yên.
Thời gian làm xét nghiệm:
Từ ngày 2 - 4 của vòng kinh, nguyên do là đầu chu kỳ FSH ở nồng độ cơ bản của cơ thể góp phần đánh giá hoạt động của buồng trứng (nồng độ FSH tương đối hằng định) nên xét nghiệm FSH vào thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác. Các kết quả của xét nghiệm:
- Giá trị bình thường: FSH (mIU/ ml)
- Pha nang noãn sớm: 0.2 - 10
- Thời kỳ rụng trứng: 10 - 23
- Pha hoàng thể: 1.5 - 9
- Mãn kinh: 30 - 140
Đỉnh FSH có ở những ngày phóng noãn, có thể lên tới 10 - 23 mIU/ ml, nếu làm xét nghiệm FSH vào những ngày này mà nhỏ hơn 10 mIU/ ml thì có thể xem tuyến yên kém chế tiết hormone hướng sinh dục.
Nếu FSH đầu chu kỳ thường xuyên cao hơn 30 mIU/ ml thì coi như suy buồng trứng dẫn đến tuyến yên tăng cường hoạt động.
Như các bạn đã thấy, với phụ nữ khám nội tiết vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh là một xét nghiệm quan trọng được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài ra xét nghiệm này còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát. Do đó, đây là một xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị vô sinh ở phụ nữ.
Xem thêm:
- Những bệnh viện khám nội tiết tố nữ tốt ở Hà Nội
- Chi phí khám nội tiết tố nữ 2019
- Khám nội tiết tố nữ là khám những gì?