Khám gan ở bệnh viện Đồng Nai có những thủ tục gì cần lưu ý?

Các triệu chứng bệnh gan ở giai đoạn sớm thường mơ hồ, người bệnh ít chú ý tới. Những triệu chứng rõ ràng hơn như mệt mỏi, sút cân; chán ăn; vàng da, vàng mắt thường là khi bệnh đã muộn. Quy trình khám gan ở bệnh viện Đồng Nai dưới đây sẽ giải đáp những thông tin cần thiết nếu bạn đang muốn kiểm tra sức khỏe lá gan của mình.

Khám gan ở bệnh viện Đồng Nai có những thủ tục gì cần lưu ý? Khám gan ở bệnh viện Đồng Nai có những thủ tục gì cần lưu ý?

Các triệu chứng bệnh gan ở giai đoạn sớm thường mơ hồ, người bệnh ít chú ý tới. Những triệu chứng rõ ràng hơn như mệt mỏi, sút cân; chán ăn, ăn kém, buồn nôn, nôn; đau âm ỉ vùng hạ sườn, thượng vị; cổ trướng; vàng da, vàng mắt thường là khi bệnh đã muộn. Quy trình khám gan ở bệnh viện Đồng Nai dưới đây sẽ giải đáp những thông tin cần thiết nếu bạn đang muốn kiểm tra sức khỏe lá gan của mình.

Địa chỉ và giờ làm việc Bệnh viện Đồng Nai

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là bệnh viện công - tư đầu tiên ở Việt Nam, chính thức hoạt động từ tháng 4/2015. Với mục đích nâng cao chất lượng y tế của tỉnh đồng thời giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện trong khu vực.

  • Địa chỉ bệnh viện: Số 2 Đồng Khởi -Tam Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai
  • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần: Sáng từ 7h00-11h30; Chiều từ 13h00-16h30. Thứ 7, CN khám bệnh vào buổi sáng từ 7h00-11h30.
  • Hotline hỗ trợ và tư vấn: 0908304115
vicare.vn-kham-gan-o-benh-vien-dong-nai-co-nhung-thu-tuc-gi-can-luu-y-body-1

Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Đồng Nai

Khi đi khám ở Bệnh viện Đồng Nai, bệnh nhân chuẩn bị sẵn:

  • Thẻ bảo hiểm y tế (chính và photo)
  • CMT nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có hình
  • Phiếu chuyển viện tuyến dưới (nếu có)

Quy trình khám chữa bệnh dưới đây áp dụng chung cho tất cả các trường hợp - kể cả khám gan ở bệnh viện Đồng Nai.

Bước 1: Đăng ký khám tại phòng đăng ký. Nộp hồ sơ và thẻ BHYT vào hộp tại phòng đăng ký. Đăng ký xong đến phòng thu viện phí, sau đó bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa chờ đến lượt mình để vào phòng khám bệnh.

Bước 2: Khám tại phòng khám chuyên khoa

Tại bàn khám bệnh, bệnh nhân hợp tác với bác sĩ và điều dưỡng trong quá trình khai thác thông tin bệnh lý và khám bệnh. Nếu có chỉ định làm cận lâm sàng: bệnh nhân cầm phiếu tạm thu đến phòng thu viện phí.

Nộp viện phí rồi quay lại phòng đăng ký khám đóng dấu. Tiếp đó đến nơi lấy máu, làm các xét nghiệm, cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ.

Đến khi nhận kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng. Người bệnh đem kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng tới phòng khám chuyên khoa.

Bác sĩ căn cứ trên kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng để đưa ra kết luận bệnh (có thể sẽ khám lại cho bệnh nhân để xác nhận kết quả). Nếu bệnh nhẹ: cho toa thuốc về; nếu bệnh nặng cần theo dõi: Cho nhập viện theo dõi và điều trị; Quá khả năng điều trị: chuyển lên tuyến trên.

Bước 3: Bệnh nhân nhận lại sổ khám bệnh đến phòng thu viện phí thanh toán tiền thuốc

Bước 4: Bệnh nhân nhận thuốc, ký tên ra về.

Những lưu ý khi đi khám gan ở Bệnh viện Đồng Nai

Khi đi khám gan, một trong những điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm là khám lâm sàng và hỏi bệnh sử của người bệnh và hỏi thêm về tiền sử bệnh lý của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gan, hoặc nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc/thảo dược hỗ trợ hay bạn có bất kỳ bệnh lý nào khác.

Để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng, bác sĩ cũng có thể hỏi về các hoạt động gần đây, chẳng hạn như: quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, sử dụng ma túy, uống rượu, dùng chung kim tiêm... Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám thực thể để xác định các dấu hiệu của bệnh gan. Ngoài việc kiểm tra gan, bác sĩ có thể kiểm tra các bộ phận khác của cơ thể.

Bác sĩ sẽ không xác định kết quả chẩn đoán ngay mà sẽ chờ sau khi thực hiện cận lâm sàng xong. Có ba loại cận lâm sàng chính được thực hiện trong chẩn đoán bệnh gan gồm: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và phân tích mô.

  • Việc xét nghiệm máu, khám lâm sàng và bệnh sử sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán các loại bệnh gan. Bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 6-8h trước khi lấy máu xét nghiệm.
  • Chẩn đoán hình ảnh: là một loại cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh gan. Những phương pháp được sử dụng để đánh giá kích thước khối u hay sẹo trong gan. Khi chụp X-quang, CT scan và MRI, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn và cũng không phải chuẩn bị gì trước khi thực hiện.
vicare.vn-kham-gan-o-benh-vien-dong-nai-co-nhung-thu-tuc-gi-can-luu-y-body-2
  • Đối với nội soi, bác sĩ sẽ cho bạn biết những nguy cơ có thể gặp và hướng dẫn bạn cụ thể những gì cần phải làm. Để thực hiện nội soi, người bệnh không được ăn uống, hút thuốc và nhai kẹo cao su từ 8 giờ trước khi tiến hành.
  • Phân tích mô: hay còn được gọi là sinh thiết gan là xem xét một mẫu mô của gan. Bạn có thể được gây mê tổng quát để không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình.

Bên cạnh 3 hình thức trên, có thể có các xét nghiệm khác trong một số trường hợp bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào, hãy thảo luận với bác sĩ.

Sự nguy hiểm của bệnh gan

Số lượng người mắc bệnh gan của Việt Nam hiện nay đã ở ngưỡng báo động đỏ và càng ngày càng gia tăng, nhất là ung thư gan. Mới đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới và đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc ở nam giới.

Sự nguy hiểm của bệnh gan ở Việt Nam thể hiện qua những số liệu thống kê năm 2018:

  • Việt Nam có 22.000 người tử vong mỗi năm do ung thư gan.
  • Độ tuổi dễ mắc bệnh viêm gan virus nhất là từ 5-54 tuổi.
  • Có 8 triệu người Việt Nam bị viêm xơ gan và ung thư gan mỗi năm.
  • Việt Nam có khoảng 21 triệu người mắc viêm gan B, viêm gan C mỗi năm.
  • 60-200 triệu đồng là chi phí một bệnh nhân phải bỏ ra để chữa bệnh gan trong 1 năm!

Các bệnh lý về gan thường diễn ra âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề, đe dọa tính mạng nếu phát hiện muộn. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gan chủ yếu do nhiều người thiếu kiến thức về bệnh, không tiêm chủng ngừa viêm gan B, chưa tầm soát gan định kỳ để chủ động phát hiện và kiểm soát bệnh.

Xem thêm:

  • Mách bạn địa chỉ khám, điều trị Gan - Mật - Tụy uy tín, hiệu quả hàng đầu cả nước
  • Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng ăn gì?
  • Siêu âm gan giúp chẩn đoán các bệnh nào của gan?