Khám bàn chân đái tháo đường – có cần thiết hay không?

Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó là các biến chứng ở bàn chân. Ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về biến chứng ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường và tầm quan trọng của việc khám bàn chân đái tháo đường hiện nay.

Khám bàn chân đái tháo đường – có cần thiết hay không? Khám bàn chân đái tháo đường – có cần thiết hay không?

Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó là các biến chứng ở bàn chân. Ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về biến chứng ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường và tầm quan trọng của việc khám bàn chân đái tháo đường hiện nay.

1. Biến chứng nguy hiểm tại bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường

Theo bệnh viện Nội tiết Trung ương đã thành lập một khoa đặc biệt mang tên – Khoa Chăm sóc bàn chân. Công việc chính của khoa này là giải cứu cho những đôi chân bị lở loét, nhiễm trùng,... do biến chứng từ bệnh đái tháo đường.

Từ hiện tượng trên, có thể thấy biến chứng tại bàn chân là một biến chứng cực kỳ phổ biến và không kém phần nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường hiện nay. Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, ông Nguyễn Ngọc Thiện, cho biết hầu hết các bệnh nhân khi đến khoa đều đã bị tổn thương nặng ở bàn chân và thậm chí đã hoại tử lan rộng đến tận xương. Theo đó, các bệnh nhân này đã điều trị ở các bệnh viện tuyến dưới nhưng không thành công.

Tuy nhiên, những biểu hiện trên chỉ là “phần nổi” của một tảng băng đầy rẫy nguy hiểm khác. Theo ông Thiện, biến chứng bàn chân do đái tháo đường đang ở mức đáng báo động tại Việt Nam. Các nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến tình trạng này:

  • Do biến chứng thần kinh: khoảng 50% - 90% bệnh nhân đái tháo đường sẽ có các biến chứng về thần kinh, biểu hiện thường gặp là tình trạng ngứa ngáy, tê bì, bàn chân lạnh hoặc bỏng rát. Nặng hơn là hiện tượng mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy không thể cảm nhận được vết thương đang hình thành.
  • Nguyên nhân do mạch máu: đái tháo đường thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ vữa động mạch. Khi đó, các mạch máu sẽ hẹp lại hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các cơ quan của cơ thể, trong đó có bàn chân. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 20% bệnh nhân bị đái tháo đường bị hẹp động mạch chân. Chính hiện tượng này sẽ hạn chế việc điều trị nhiễm trùng ở bàn chân. Trong trường hợp động mạch chân bị tắc hoàn toàn, toàn bộ bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử.
  • Hầu hết bệnh nhân bị đái tháo đường tại Việt Nam đều là thành phần lao động và họ phải tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân có hại, dẫn đến hình thành ổ nhiễm trùng lan rộng.
  • Một số nguyên nhân khác như béo phì làm tăng lực tác động lên bàn chân, giảm thị lực và tăng nguy cơ gặp tai nạn, chấn thương,...
vicare.vn-kham-ban-chan-dai-thao-duong-co-can-thiet-hay-khong-body-1

2. Bệnh nhân tiểu đường có cần kiểm tra bàn chân thường xuyên không?

Quy trình khám bàn chân đái tháo đường

Từ những phân tích về mức độ nguy hiểm của các biến chứng tại bàn chân, có thể thấy việc khám bàn chân đái tháo đường thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, khám bàn chân đái tháo đường được thực hiện theo quy trình sau.

Tìm hiểu triệu chứng lâm sàng

Đầu tiên, các bác sỹ sẽ khám và hỏi bệnh nhân về các biểu hiện như:

  • Tê, cảm giác châm chích hay mất cảm giác: thường khởi phát nhanh hay chậm, có đối xứng 2 bàn chân không, vị trí xuất phát, tính chất thay đổi theo ngày – đêm, và biểu hiện tự biến mất hay diễn biến liên tục...
  • Nóng hoặc mất cảm giác đau tại bàn chân.
  • Dép rớt ra ngoài trong quá trình mang nhưng không cảm giác được.
  • Yếu các cơ khi đi lại, vận động...
  • Cảm giác chân lạnh.

Đối với trường hợp bệnh nhân đã có vết loét ở bàn chân, bác sỹ sẽ có các câu hỏi liên quan đến hoàn cảnh xuất hiện và tình trạng vết loét, tốc độ diễn tiến vết loét, các phương pháp chăm sóc trước đó...

Bạn cần phải chuẩn bị một cách đầy đủ những thông tin trên để cung cấp cho bác sỹ khi đi khám.

Quan sát các bất thường trên bàn chân

Tiếp theo, các bác sỹ sẽ tiếp tục kiểm tra:

  • Màu sắc và tình trạng da bàn chân để xem có bị nứt da, khô da, có bóng nước hay nốt chai, tình trạng hoại tử da không.
  • Kiểm tra móng: nấm móng, loạn dưỡng, lông ở bàn chân, cẳng chân...
  • Nếu như có vết loét, vết thương: các bác sỹ sẽ tiến hành thống kê các thông tin về vị trí, kích thước, độ sâu và mức độ viêm, lan của vết thương; tính chất của loại dịch tiết, có lộ gân xương không...

Sờ bàn chân

Ở bước này, một số tính chất của bàn chân sẽ được kiểm tra:

  • Nhiệt độ bàn chân: nóng hay lạnh.
  • Mức độ khô - ẩm của da, da có nứt nẻ hay không.
  • Vết loét trên bàn chân: kiểm tra vùng mô xung quanh có nóng hay đau không, khi ấn vào có chảy mủ, dịch? Có dấu lép bép dưới da không?
  • Dùng que để thăm dò độ sâu của vết loét có chạm đến xương chưa.
  • Đánh giá theo phân độ Wagner.
vicare.vn-kham-ban-chan-dai-thao-duong-co-can-thiet-hay-khong-body-2

Khám mạch máu

  • Bắt mạch ở vùng mu bàn chân và vùng chày sau, vùng đùi,... so sánh giữa 2 bên.
  • Đánh giá về tình trạng máu.

Khám thần kinh và so sánh cả hai bên

Tiếp theo, các bác sỹ sẽ chỉ định khám monofilament ở 10 điểm trên bàn chân, nếu như không có cảm giác từ 4 điểm trở lên là bất thường. Cuối cùng là một số cách khám khác như khám rung âm thoa, đếm ngón, khám phản xạ gân gối, gân gót...

Qua bài viết này, HoiBenh hy vọng bạn đọc nhận thấy phần nào mức độ nguy hiểm về biến chứng của đái tháo đường, từ đó chú ý hơn trong việc điều trị bệnh và không được bỏ qua bất kỳ bất thường nào dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, việc khám bàn chân đái tháo đường cũng cực kỳ quan trọng nhằm phòng tránh tình trạng viêm loét, tàn phế sau này.

Xem thêm:

  • 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường
  • Tiền đái tháo đường - Dấu hiệu và cách chữa
  • Bị bệnh đái tháo đường có nên ăn thịt đỏ?