Khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống

Mũi là một bộ phận quan trọng của cơ thể, không chỉ đảm nhận chức năng hô hấp mà còn quyết định tính cân đối và hài hòa trên tổng thể gương mặt. Chính vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay có chiếc mũi không hoàn hảo đã tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện.

Khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống Khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống

Ở bài viết này, HoiBenh sẽ giúp bạn đọc khám phá điểm khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống, từ đó hỗ trợ bạn chọn phương pháp thẩm mỹ phù hợp.

Chất liệu sử dụng trong 2 phương pháp nâng mũi khác nhau như thế nào?

Nâng mũi truyền thống (hay nâng mũi cổ điển) thường sử dụng các loại chất liệu độn và rất kén chọn người thực hiện. Những chất liệu này thường có tính cố định, khiến dáng mũi trông cứng và kém tự nhiên. Không những vậy, việc sử dụng các chất liệu này cũng gây ra không ít biến chứng cho người làm phẫu thuật như:

Mũi gặp tình trạng nhiễm trùng và biến dạng.

  • Sau khi phẫu thuật, mũi méo mó, sưng tấy đỏ và tụ máu vùng mắt.
  • Một số biểu hiện sớm sau phẫu thuật từ 2 – 3 ngày là mũi trở nên thiếu cân đối, méo mó,... và lâu dần có thể gây hoại tử da.
  • Sau một thời gian phẫu thuật, mũi sẽ lộ sống và lộ đầu mũi, phía đầu mũi bóng đỏ vô cùng khó coi, biến dạng do tác động mạnh, vào mùa lạnh nhức buốt...
  • Không những vậy, nếu phát sinh dị ứng với vật liệu nâng mũi, người làm phẫu thuật có thể có một số phản ứng tiêu cực khác như sốt cao, viêm họng,...

Trái với phương pháp nâng mũi truyền thống sử dụng các chất liệu độn bên ngoài, phương pháp nâng mũi bọc sụn (cao cấp nhất là nâng mũi S-line Hàn Quốc) lại sử dụng vật liệu được làm từ sụn tự thân hay sụn sinh học định hình.

Theo nhận định từ các chuyên gia, việc sử dụng vật liệu được lấy từ chính người làm phẫu thuật sẽ đảm bảo an toàn và đáp ứng khả năng thích nghi cao, hạn chế gây ra các biến dạng, bóng đỏ, các phản ứng dị ứng do không thích hợp... so với vật liệu thông thường.

HoiBenh.vn-khac-nhau-giua-nang-mui-boc-sun-va-nang-mui-truyen-thong-body-2
Phương pháp nâng mũi bọc sụn sử dụng vật liệu được làm từ sụn tự thân hay sụn sinh học định hình

Kỹ thuật thực hiện của 2 phương pháp nâng mũi cũng hoàn toàn khác nhau

Phương pháp nâng mũi truyền thống thường chỉ chú trọng việc nâng cao sống mũi bằng vật liệu, ngoài ra không chú trọng nhiều đến tạo hình toàn diện của mũi. Quy trình thực hiện rất nhanh và giá thành rẻ, kết quả gần như rõ rệt ngay sau khi phẫu thuật.

Đối với phương pháp nâng mũi bọc sụn, các bác sỹ đầu tiên sẽ tiến hành lấy sụn trong khoảng 5 phút. Phần sụn được lấy ra sẽ nằm trong hốc tai dưới da, bán kính tối đa 1cm, đảm bảo bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau và cũng không để lại sẹo sau phẫu thuật.

Tiếp đó, phần sụn này sẽ được đưa vào trong và gắn kết với đầu mũi thành khối thống nhất, tạo thành dáng mũi tự nhiên, mềm mại.

Ở vị trí sống mũi, bác sỹ sẽ sử dụng vách ngăn trong khoang mũi để liên kết với sụn sinh học định hình để dựng nên sống mũi.

Theo bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung – giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc – cho biết: Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn, mà cụ thể là nâng mũi S-line, là một phức hợp tổng thể các kỹ thuật hàng đầu về tạo hình mũi, bao gồm thu gọn xương mũi bè, nâng sống mũi, cắt cánh mũi, bọc đầu mũi bằng sụn tự thân... nhờ đó loại bỏ hoàn toàn các biến chứng và kết quả là khách hàng sẽ có chiếc mũi cao tự nhiên vĩnh viễn, ổn định qua thời gian.

HoiBenh.vn-khac-nhau-giua-nang-mui-boc-sun-va-nang-mui-truyen-thong-body-3
Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn, mà cụ thể là nâng mũi S-line sẽ có chiếc mũi cao tự nhiên vĩnh viễn, ổn định qua thời gian

Kết quả khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống

Cũng chính vì chất liệu và kỹ thuật thực hiện khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống, nên kết quả của 2 phương pháp này cũng có sự chênh lệch rất rõ rệt.

Công nghệ nâng mũi thường tạo ra những chiếc mũi trông rất “giả”, thô cứng và kém tự nhiên. Bên cạnh đó, hiệu quả để lại của công nghệ này không bền vững: mũi dễ bị gãy và vẹo sống mũi, khi va quẹt hoặc qua thời gian dài, mũi sẽ biến dạng. Đối với những người có da đầu mũi mỏng, phẫu thuật này sẽ gây ra tình trạng bóng đỏ, sưng tấy...

Đối với công nghệ nâng mũi bọc sụn tiên tiến, những hạn chế trên hoàn toàn không còn là vấn đề.

Nhiều người sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi bọc sụn đã phải công nhận những ưu điểm nổi bật sau:

  • Phần da đầu mũi mịn màng, đầu mũi thon nhỏ và được bảo vệ an toàn, không để lộ chất liệu.
  • Sống mũi cao và có độ dốc một cách mềm mại, tự nhiên, hài hòa với tỷ lệ tổng thể của gương mặt.
  • Hai phía cánh mũi xuôi duyên dáng và không bị phồng cong hay có dạng hình cung bất thường.
  • Dáng lỗ mũi cũng trở nên thon nhỏ, thanh tú hơn.
  • Vẫn giữ góc trán mũi – một đặc điểm giải phẫu thẩm mỹ cực kỳ đặc trưng của người Á Đông.
  • Mũi có chiều dài phù hợp, không bị khoằm hay bị hếch.
  • Khắc phục triệt để các biến chứng như: dị ứng, viêm nhiễm, hoại tử da...

Bài viết trên đã cung cấp 2 điểm khác nhau giữa nâng mũi bọc sụn và nâng mũi truyền thống mà bất kỳ ai cũng cần quan tâm trước khi thực hiện nâng mũi. Nhìn chung, giải pháp bọc sụn mũi hiện nay có hiệu quả cao và an toàn hơn. Bạn cũng nên tìm đến trung tâm/bệnh viện thẩm mỹ chất lượng để thực hiện cải thiện dáng mũi.

Xem thêm:

  • Muốn đổi vận may nâng mũi S-line ngay
  • Những điều bạn nên biết khi nâng mũi S-line
  • Nâng mũi ở đâu đẹp và đảm bảo an toàn?