Kha tử là quả gì? Tại sao có tác dụng trong điều trị viêm họng, khản tiếng?
Kha tử từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc dân gian và cũng được Y học hiện đại nghiên cứu, công nhận những tác dụng của nó trong điều trị một số bệnh, đặc biệt là điều trị viêm họng và khản tiếng. Vậy thì kha tử là quả gì và tại sao nó có thể chữa bệnh? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Kha tử là quả gì? Tại sao có tác dụng trong điều trị viêm họng, khản tiếng?
Kha tử từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc dân gian và cũng được Y học hiện đại nghiên cứu, công nhận những tác dụng của nó trong điều trị một số bệnh, đặc biệt là điều trị viêm họng và khản tiếng. Vậy thì kha tử là quả gì và tại sao nó có thể chữa bệnh? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
1. Kha tử là quả gì?
Kha tử có tên khoa học đầy đủ là Terminalia Chebula Retz, thuộc họ cây thân gỗ và có chiều cao trung bình từ 15 – 20 mét. Kha tử còn có nhiều tên gọi khác như kha lê hay chiêu liêu.
Vỏ thân cây kha tử có màu xám nhạt, cành non có lông. Lá kha tử mọc đối xứng và có đầu nhọn, mặt trước của lá có lông còn mặt sau nhẵn. Hoa kha tử thường nở vào tháng 5 và tháng 6, màu trắng hoặc trắng vàng, có hương thơm nhẹ.
Quả kha tử hình thành từ hoa, có màu nâu nhạt và khá cứng, hình quả trứng, ở 2 đầu bo nhọn. Kha tử thường chín vào những tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Đây cũng là bộ phận duy nhất được dùng để điều trị viêm họng.
Kha tủ phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, kha tử được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh miền Nam.
2. Quả kha tử điều trị viêm họng như thế nào?
Bạn đã biết kha tử là quả gì và cũng biết đại khái rằng loại quả này có thể chữa viêm họng. Nhưng cụ thể hơn, nó đã chữa bệnh như thế nào?
Kha tử - vị thuốc quý trị viêm họng nổi tiếng trong Y học Cổ truyền
Trong hơn 5000 năm lịch sử của Y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda, kha tử là loại thảo dược được người ta sùng kính nhất. Quả kha tử có vô số công dụng chữa bệnh khác nhau và được nhiều hộ gia đình Ấn Độ sử dụng từ xưa đến nay.
Y học cổ truyền Trung Quốc cũng dùng kha tử như một vị thuốc quý chữa bệnh thông thường. Ở miền Nam Việt Nam, quả kha tử không biết từ bao giờ đã trở thành dược liệu phong phú, độc đáo, có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Kha tử tuy có bề ngoài xấu xí và vị đắng chát nhưng trong dân gian, người ta sử dụng kha tử cho rất nhiều việc như:
- Nhuận tràng và lợi tiêu hóa.
- Bồi bổ, hồi phục sức khỏe nhanh.
- Thịt kha tử được ứng dụng làm thuốc đánh răng, có tác dụng hạn chế chảy máu, viêm loét lợi.
- Khi phối hợp với một số dược liệu khác, kha tử cũng hỗ trợ điều trị rối loạn tiết niệu, bệnh tim mạch hay táo bón.
Bên cạnh những công dụng trên, trái kha tử nổi tiếng nhất với khả năng điều trị viêm họng và khản tiếng. Theo y học cổ truyền, trái kha tử có vị chua và đắng, quy vào kinh phế, đại tràng, vì thế có tác dụng liễm phế và chỉ khái – nghĩa là làm sạch phổi, trị ho. Chính vì thế, kha tử cải thiện rõ rệt nhiều chứng như phế hư, ho khan, ho hen, khản tiếng và viêm hầu họng.
Y học hiện đại nói gì về tác dụng điều trị viêm họng – khản tiếng của quả kha tử?
Không phải hiển nhiên kha tử lại có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời đến vậy. Để giải thích rõ điều này, Y học hiện đại đã vào cuộc thực hiện nhiều nghiên cứu đối với kha tử.
Bằng các nghiên cứu lâm sàng, người ta đã tìm ra rất nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị viêm họng, khản tiếng và những thành phần này chiếm đến 51.3% chất trong quả, bao gồm:
- Tamin: một hoạt chất có chứa acid galic, egalic, luteolic, chebulinic... có tác dụng kháng khuẩn mạnh, trị ho viêm họng cực kỳ hiệu quả.
- Polysaccharide: có thành phần tương tự như codein – một chất trị viêm họng, giảm ho tức thời.
- Alloyl: một hoạt chất kháng virus, có chức năng ức chế hoạt động của virus loại I và một số loại virus gây suy giảm miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Terchebin và chebutin: có khả năng điều trị ho, đồng thời trợ tim và chống co thắt dạ dày khi ho.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, nguyên nhân gây viêm họng, khản tiếng có đến 80% do virus và 20% còn lại là do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu... Cho đến nay, trái kha tử đã được chứng minh có thể ngăn chặn sự tồn tại của nhiều loại vi khuẩn/virus như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, Pseudomonas Aeruginosa, Salmonella Typhi... Chính vì thế, đây là giải pháp điều trị viêm họng tận gốc vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.
3. Một số chú ý khi sử dụng quả kha tử trong điều trị viêm họng – khản tiếng
Khi sử dụng quả kha tử để điều trị viêm họng và khản tiếng, bạn cần chú ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho cơ thể:
- Tuyệt đối không cho bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ hoặc người bị viêm họng do phế có thực, bị cảm, táo bón... sử dụng kha tử.
- Khi bị ho và viêm họng, mất tiếng, nên dùng kha tử xanh để tăng hiệu quả.
- Trước khi sử dụng, cần khám và hỏi ý kiến bác sỹ về tình trạng sức khỏe.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn quả kha tử là gì cũng như các tác dụng tích cực của nó trong điều trị bệnh viêm họng, khản tiếng ở trẻ em lẫn người trưởng thành. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên thăm khám cẩn thận và hỏi ý kiến bác sỹ để đảm bảo an toàn.
Xem thêm:
- Cách chữa viêm họng hạt có mủ hiệu quả nhất
- Bệnh viêm họng hạt có thể điều trị khỏi được hay không?
- Bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi không gây hại cho bé