Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính người bệnh nên làm gì?
Khi nhận được kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính, nhiều người chủ quan cho rằng mình không mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp xét nghiệm âm tính nhưng thực tế lại có dấu hiệu của bệnh. Vậy thực hư điều này thế nào? Bạn cần làm gì để bảo vệ bản thân tốt nhất trước dịch bệnh này?
Kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính người bệnh nên làm gì?
Khi nhận được kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính, nhiều người chủ quan cho rằng mình không mắc bệnh. Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp xét nghiệm âm tính nhưng thực tế lại có dấu hiệu của bệnh. Vậy thực hư điều này thế nào? Bạn cần làm gì để bảo vệ bản thân tốt nhất trước dịch bệnh này?
Sốt xuất huyết vốn là bệnh rất khó nhận biết nên thường ít khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, nhiều người chủ quan khiến bệnh tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là nguy hiểm đến cả tính mạng. Một trong những cách giúp phát hiện bệnh là xét nghiệm máu. Thế nhưng, đôi khi giải pháp này lại mang đến kết quả dương tính giả nên các bạn cần phải đặc biệt đề phòng.
1. Việc xét nghiệm sốt xuất huyết được thực hiện thế nào?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện việc xét nghiệm máu với quy trình khá đơn giản.
Bạn không cần nhịn ăn trước xét nghiệm, khi đến nơi bạn chỉ cần ngồi yên để bác sĩ lấy máu ra theo đường tĩnh mạch. Quá trình thực hiện rất nhanh, bạn chỉ cảm thấy hơi nhói khi nhân viên y tế đưa đầu kim vào tĩnh mạch chỉ trong tích tắc. Đa phần các trường hợp lấy máu làm xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết đều không gặp phải bất cứ rủi ro nào. Đôi khi một số bệnh nhân có thể bị bầm tím nhẹ tại nơi lấy máu và điều này sẽ sớm biến mất.
2. Cách đọc kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết
Sau khi lấy máu, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả sau vài giờ xét nghiệm hoặc sớm hơn tùy từng trường hợp. Nếu dương tính, điều này có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết trong máu. Nếu âm tính, bệnh nhân có thể chưa bị nhiễm virus hoặc thời điểm kiểm tra không phù hợp, tỷ lệ virus trong máu chưa đủ ngưỡng phát hiện dẫn đến trường hợp âm tính giả.
3. Nên làm gì khi kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính?
Theo chia sẻ của các bác sĩ đến từ Bệnh viện nhiệt đới trung ương, kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết thường cho kết quả chính xác khoảng 95-98%. Điều này có nghĩa là vẫn có tỉ lệ sai số nhất định. Ngoài ra, kết quả có chính xác hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm lấy mẫu máu xét nghiệm, quy trình lấy máu và kỹ thuật thực hiện. Cụ thể, vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 từ khi bệnh nhân bị sốt, virus Dengue thường đạt mức cao nhất nên xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác hơn cả. Trong khi đó, kể từ ngày thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi, lúc này nồng độ virus trong máu đã giảm nhiều còn nồng độ kháng thể chưa tăng đủ cao. Khi ấy, người bệnh thực hiện các xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể đều có thể mang lại kết quả âm tính.
Bởi những yếu tố trên, dù nhận được kết quả âm tính, bạn cũng chưa thể yên tâm là mình không bị mắc bệnh. Thực tế trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp làm xét nghiệm âm tính trước đó nhưng lại phải nhập viện cấp cứu sau vài ngày bởi chính nguyên nhân từ căn bệnh này.
Điều bạn cần làm là chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể mình và trao đổi kỹ với bác sĩ về việc bạn có cần phải xét nghiệm máu lại lần nữa hay không. Đặc biệt, khi có những dấu hiệu lâm sàng như sốt cao, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da... việc thăm khám là điều cần thiết hơn cả.
4. Một số dấu hiệu của sốt xuất huyết cần nhớ
Như đã nói ở trên, bạn chưa thể yên tâm dù nhận về kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính. Điều quan trọng là hãy chú ý đến sự thay đổi của cơ thể. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau đây, hãy thực hiện lại việc xét nghiệm bởi nguy cơ mắc bệnh của bạn thường là khá cao.
- Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường sốt cao. Lúc này, việc phân biệt thường không đơn giản do người bệnh dễ nhầm lẫn với sốt thông thường. Để chẩn đoán tốt nhất, người bệnh cần đi khám bác sĩ sẽ được tư vấn và điều trị phù hợp.
- Ở giai đoạn sau, một số dấu hiệu khác sẽ dần xuất hiện như phát ban, đau nhức khắp người. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Nếu không được phát hiện, điều trị, bệnh tiến triển nặng gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa. Lúc này, người bệnh có thể bị nôn ra máu, đại tiện phân có màu đen,...gây nguy hiểm đến cả tính mạng.
Có thể thấy rằng, việc xét nghiệm máu chỉ là một kênh thông tin tham chiếu để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Để chẩn đoán bệnh phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các dấu hiệu lâm sàng chứ không thể dựa hoàn toàn 100% vào xét nghiệm để kết luận và tìm hướng điều trị. Do đó, nếu nhận được kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết âm tính. Các bạn cần chú ý đến những biểu hiện khác của cơ thể và thăm khám kịp thời, tránh để bệnh phát triển sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc.
Xem thêm:
- Khi nào Việt Nam có vắc-xin sốt xuất huyết? Vacxin sốt xuất huyết có tác dụng ra sao?
- Bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi?
- Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi bệnh sốt xuất huyết