Kẽm có thể chống lại cảm lạnh hay không?

Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa cảm lạnh. Ngoài một số dạng thuốc chữa kẽm như viên nén

Kẽm có thể chống lại cảm lạnh hay không? Kẽm có thể chống lại cảm lạnh hay không?

Kẽm là một loại khoáng chất thiết yếu được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa cảm lạnh. Ngoài một số dạng thuốc chứa kẽm như viên nén hoặc thuốc xịt mũi, kẽm còn có trong các loại thực phẩm như hàu, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt và ngũ cốc. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng kẽm có thể chống lại cảm lạnh bằng cách ngăn chặn các virus cảm lạnh xâm nhập vào niêm mạc mũi, hoặc gây ức chế viêm. Thực hư chuyện này như thế nào?

1. Thực tế về kẽm và tác dụng chống cảm lạnh

Đến nay các nghiên cứu về việc sử dụng của kẽm trong việc điều trị và phòng ngừa cảm lạnh đã mang lại kết quả trái chiều.

Ví dụ, nghiên cứu năm 2003 đã tìm ra kẽm có thể giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng xuống trong vòng 24h đầu nếu thấy triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên trong một báo cáo gần đây (năm 2007), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những bằng chứng trái ngược về tác dụng chống lạnh của Kẽm. Trong 14 nghiên cứu thì chỉ có 7 nghiên cứu chỉ ra được những tác dụng tốt của Kẽm, còn nghiên cứu khác cho thấy Kẽm không có tác dụng này.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng các dạng thức khác nhau của kẽm có thể tạo ra hiệu ứng khác nhau. Trong một nghiên cứu năm 2000 thực hiện với 273 người bị cảm lạnh, các nhà khoa học đã phát hiện ra viêm ngậm kẽm luconate giảm đáng kể thời gian bị bệnh nhưng không làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hoặc điều trị bằng viên ngậm kẽm thậm chí không có tác dụng gì đối với thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.

2. Cảnh báo

Một số khảo sát khuyến cáo sử dụng thuốc xịt mũi kẽm có thể làm hoại tử khứu giác. Nghiên cứu năm 2010, các nhà khoa học xác định hóa chất trong thuốc xịt mũi chứa kẽm đã gây ra mất khứu giác đối với 25 bệnh nhân trong phòng khám rối loạn chức năng mũi.

Không nên lạm dụng thuốc xịt mũi kẽm
Không nên lạm dụng thuốc xịt mũi kẽm

Việc bổ sung kẽm có thể gây ra phản ứng với một số loại thuốc, bao gồm một số loại kháng sinh nhất định hoặc thuốc lợi tiểu.

Hãy nhớ rằng việc bổ sung kẽm vẫn chưa được kiểm tra về an toàn và bổ sung kẽm qua các khẩu phần ăn phần lớn không được kiểm soát.

Trong một số trường hợp, các loại thuốc chứa kẽm có thể bị nhiễm các chất khác như một loại kim loại. Ngoài ra, khẳng định an toàn đối với việc bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và những trường hợp y tế hoặc những người đang dùng thuốc chưa được xác lập. Vì vậy, cần tham khảo thêm khi sử dụng bổ sung kẽm.

3. Sử dụng kẽm để chống cảm lạnh?

Theo Viện Y tế quốc gia, cho đến nay, các dữ liệu về hiệu quả của kẽm trong chống cảm lạnh vẫn chưa thuyết phục. Do đó, các sản phẩm kẽm không được khuyến cáo để điều trị hoặc phòng ngừa cảm lạnh. Mặc dù một số sản phẩm kẽm có thể có tác dụng kiểm soát cảm lạnh thông thường, nhưng điều quan trọng là bạn hãy biết thực hiện các biện pháp phòng ngừa của riêng mình (chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, quản lý căng thẳng, và ngủ đủ giấc).

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

Nguồn: Theo verywell