Itraconazol có dùng được cho người bị viêm gan b không?
Itraconazole là thuốc kháng nấm nhóm azol có tác dụng với nhiều loại nấm. Vì vậy, sử dụng Itraconazole phải đúng cách, nhất là trường hợp người bị viêm gan B. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin về thuốc Itraconazole cho bạn đọc nắm rõ.
Itraconazol có dùng được cho người bị viêm gan b không?
Itraconazole là thuốc kháng nấm nhóm azol có tác dụng với nhiều loại nấm. Vì vậy, sử dụng Itraconazole phải đúng cách, nhất là trường hợp người bị viêm gan B. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin về thuốc Itraconazole cho bạn đọc nắm rõ.
Tác dụng của thuốc Itraconazole là gì?
Công dụng chính của Itraconazole là điều trị các bệnh nhiễm trùng nấm. Ngoài ra, thuốc còn các tác dụng khác mà chưa được liệt kê trên nhãn thuốc nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ.
Itraconazole cũng được sử dụng ngăn ngừa nhiễm trùng nấm đối với người bệnh nhiễm HIV.
Itraconazole có 2 dạng : Viên nang uống 100 mg và dung dịch uống 10mg/mL.
Dùng itraconazole như thế nào thì đúng cách?
- Uống Itraconazole trong bữa ăn, ngày 1-2 lần tùy theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Dựa vào tình trạng bệnh và đáp ứng với điều trị mà có liều lượng thích hợp.
- Thuốc hoạt động tốt khi lượng thuốc trong cơ thể giữ mức không đổi.
- Phải sử dụng thuốc trong vài tháng để điều trị nhiễm trùng theo đủ số thuốc chỉ định của bác sĩ, kể cả khi các triệu chứng đã biến mất.
- Dùng Itraconazole trước 1 hoặc 2 giờ sau khi dùng thuốc kháng axit vì thuốc kháng axit có thể làm giảm hấp thu của thuốc này.
- Thuốc có các viên nén/viên nang và dung dịch sẽ cung cấp lượng thuốc khác nhau nên sử dụng cho các mục đích khác nhau. Không sử dụng dạng này tự ý chuyển đổi sang dạng khác mà bác sĩ chưa chỉ định.
Bảo quản itraconazole bằng cách nào?
Bảo quản thuốc Itraconazole ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong ngăn đá hay phòng tắm. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Không vứt Itraconazole vào toilet hay ống dẫn nước. Khi thuốc quá hạn thì không nên sử dụng.
Liều dùng Itraconazole
1. Liều dùng itraconazole cho người lớn
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm do Blastomycosis:
- Liều nạp: 200 mg uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày điều trị đầu tiên.
- Liều duy trì: 200 mg uống một ngày một lần hoặc hai lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm do Histoplasmosis:
- Liều nạp: 200 mg uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày điều trị đầu tiên.
- Liều duy trì: 200 mg uống một ngày một lần hoặc hai lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm do Aspergillosis – Aspergilloma:
- Liều nạp: 200 mg uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày điều trị đầu tiên.
- Liều duy trì: 200 mg uống một ngày một lần hoặc hai lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm do Aspergillosis – xâm lấn:
- Liều nạp: 200 mg uống mỗi ngày 3 lần trong 3 ngày điều trị đầu tiên.
- Liều duy trì: 200 mg uống một ngày một lần hoặc hai lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm miệng
- Nhiễm nấm Candida ở họng: Uống mỗi ngày một lần 200 mg. Điều trị trong thời gian 1-2 tuần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm Candida thực quản:
- Dùng uống mỗi ngày 1 lần 100 mg. Điều trị trong thời gian ít nhất 2-3 tuần sau khi hết các triệu chứng.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm móng – móng chân:
- Mỗi ngày một lần uống 200 mg. Điều trị trong thời gian 12 tuần liên tiếp.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm móng – móng tay:
- Điều trị liều cao: Uống hai lần, mỗi lần 200 mg, uống trong 1 tuần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm Coccidioidomycosis:
- IDSA khuyến cáo: 200 mg uống một ngày 2 hoặc 3 lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm Sporotrichosis:
- IDSA khuyến cáo, liều dùng do nhiễm nấm da hoặc lymphocutaneous là: Liều khuyến cáo 200mg mỗi ngày một lần, nếu không đáp ứng thì 200mg uống một ngày 2 lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nấm Cryptococcosis:
- IDSA khuyến cáo, liều dùng Itraconazol cho tình trạng nhiễm trùng phổi nhẹ đến trung bình đối với người suy giảm miễn dịch là 200mg một ngày 2 lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo: Uống 200mg một ngày 2 lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm Microsporidiosis: Theo CDC, NIH, và IDSA khuyến cáo liều dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV là 400 mg uống mỗi ngày.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm toàn thân: Theo IDSA khuyến cáo, liều dùng nên uống là 200mg một ngày 2 lần.
Liều dùng cho người dự phòng nhiễm nấm: Theo IDSA khuyến cáo, điều trị dự phòng kháng nấm cho người bệnh hóa trị giảm bạch cầu là uống 200mg một ngày 2 lần.
Liều dùng cho người mắc bệnh lang ben: Uống 200mg mỗi ngày 1 lần, uống trong 7 ngày.
Liều dùng cho người mắc bệnh nhiễm nấm Paracoccidioidomycosis: Uống 200 mg, một lần mỗi ngày, uống trong 6 tháng.
2. Liều dùng itraconazole cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nấm do Blastomycosis:
- Trường hợp trẻ bị bệnh nhẹ đến vừa phải: Uống10 mg/kg mỗi ngày.
- Liều tối đa: Mỗi ngày 400 mg.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nấm do Histoplasmosis:
- Trường hợp nhiễm trùng phổi cấp tính: Uống mỗi ngày 5-10 mg/kg chia 2 lần.
- Liều tối đa: Mỗi ngày 400 mg.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nấm miệng:
- Trường hợp nhiễm Candida ở hầu họng với trẻ 5 tuổi trở lên: Uống 2,5 mg/kg một ngày 2 lần.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh Candida thực quản: Trẻ 5 tuổi trở lên uống 2,5 mg/kg, một ngày hai lần.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nấm do Coccidioidomycosis: Uống 2-5 mg/kg, một ngày ba lần, uống trong 3 ngày, sau đó uống 2-5 mg/kg, một ngày 2 lần.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nấm do Cryptococcus:
- Liệu pháp dự phòng thứ phát: Uống 5 mg/kg, một ngày 1 lần.
- Liều tối đa: 200 mg/liều.
Liều dùng cho trẻ em mắc bệnh viêm màng não do Cryptococcus – Ức chế miễn dịch: Uống 2,5-5 mg/kg, một ngày ba lần, sau đó uống 5-10 mg/kg uống trong 1- 2 lần.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo: Uống 200 mg mỗi ngày, uống trong vòng 3-7 ngày.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nhiễm nấm do Microsporidiosis: Uống 400 mg, mỗi ngày.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh nhiễm nấm do Sporotrichosis: Uống mỗi ngày 6-10 mg/kg. Liều tối đa là 400 mg/ngày.
Liều dùng cho trẻ mắc bệnh da đầu:
- Nhiễm Trichophyton tonsurans và T violaceum (endothrix): Uống mỗi ngày 5 mg/kg, uống trong 2-4 tuần.
- Nhiễm Microsporum canis (ectothrix): Uống mỗi ngày 5 mg/kg, uống trong 4-6 tuần.
Xem thêm:
- 5 Bác sĩ chuyên điều trị bệnh viêm gan B bạn nên biết
- Người mắc viêm gan B có dễ bị thiếu máu không?