Insulin là gì? Hướng dẫn sử dụng insulin hiệu quả trong điều trị đái tháo đường

Rất nhiều người biết rằng, bệnh đái tháo đường đều phải sử dụng insulin để điều trị bệnh nhưng ít người biết bản chất insulin là gì, sử dụng thế nào để hiệu quả ? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản cách dùng insulin hiệu quả cho người đái tháo đường để giới thiệu đến bạn đọc.

Insulin là gì? Hướng dẫn sử dụng insulin hiệu quả trong điều trị đái tháo đường Insulin là gì? Hướng dẫn sử dụng insulin hiệu quả trong điều trị đái tháo đường

Tác dụng của insulin là gì?

Insulin là một loại hormon- hormon polypeptid do tế bào beta của đảo Langerhans tuyến tụy tiết ra.

Nếu lượng đường trong máu của cơ thể tăng cao hơn mức bình thường, insulin sẽ giúp cơ thể bạn dự trữ đường ở gan và giải phóng đường khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bạn cần nhiều đường, như khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi bạn tập thể dục. Vì thế, tác dụng chính của insulin là giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.

vicare.vn-insulin-la-gi-huong-dan-su-dung-insulin-hieu-qua-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-body-1

Ai cần được điều trị bằng insulin?

Đó chính là những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2.

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải phụ thuộc insulin, khởi phát ở những người trẻ tuổi, thường gặp ở người bệnh dưới 40 tuổi với nhiều dấu hiệu rõ ràng như khát, đói nhanh, đái nhiều, ăn nhiều nhưng gầy nhanh. Có ceton trong nước tiểu. Bệnh tiến triển nhanh chóng khiến người bệnh thở nhanh, nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi có các triệu chứng rõ ràng (khi không dùng insulin lúc bệnh tuýp 1) như khát, đói nhiều, ăn nhiều, gầy sút, teo cơ, xuất hiện ceton nhiều trong nước tiểu, đường tăng cao và thường xuyên (> 3g/l hoặc > 16 mmol/l)cần được điều trị bằng insulin.

Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 có những dấu hiệu nặng hơn như hôn mê tăng đường máu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, tai, mũi, họng...tai biến, nhồi máu cơ tim... có biến chứng bị đái tháo đường như mắc các bệnh lý về võng mạc, đau do tổn thương thần kinh trong bệnh lý đái tháo đường, thất bại khi dùng thuốc hạ đường huyết... bắt buộc phải dùng insulin để điều trị.

Các nghiên cứu và thực tế chứng minh, bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, điều trị bằng insulin là bắt buộc và có tính chất liên tục, vĩnh viễn.

Bệnh nhân bị đái tháo đường cần được điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ insulin cần thiết cho cơ thể. Bản chất của việc điều trị đái tháo đường bằng insulin là khôi phục lượng insulin bằng cách tăng nó sau mỗi bữa ăn và duy trì lượng nhỏ insulin khi đói. Để đáp ứng được những mục đích, nhiều hãng dược phẩm đã điều chế ra nhiều loại insulin khác nhau. Người bệnh dùng insulin cần phân biệt rõ từng loại, tác dụng và thời gian tác dụng của những loại đó.

Các loại insulin được dùng trong điều trị đái tháo đường

Nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml

  • Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400 đơn vị/lọ).
  • Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 100 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (1000 đơn vị/lọ).
  • Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 3ml (300 đơn vị/ống).
  • Khi mua insulin cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong lọ.
vicare.vn-insulin-la-gi-huong-dan-su-dung-insulin-hieu-qua-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-body-2

Phân loại insulin theo thời gian tác dụng

  • Loại insulin cực nhanh: Thời gian bắt đầu có tác dụng từ 10 đến 20 phút, thời gian duy trì tác dụng 2 đến 5 giờ.
  • Loại insulin nhanh: Thời gian bắt đầu có tác dụng là sau 30 phút, có tác dụng cực đại sau 2 đến 4 giờ tiêm, sau tiêm 6 đến 8 giờ bắt đầu hết tác dụng.
  • Loại insulin bán chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng là từ 30 – 60 phút, có tác dụng cực đại sau 4 – 8 giờ tiêm và sau tiêm 6 đến 8 giờ bắt đầu hết tác dụng.
  • Loại insulin trộn sẵn nhanh và bán chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng là sau 30 phút, có tác dụng cực đại sau 4 – 8 giờ tiêm và sau tiêm 16 giờ bắt đầu hết tác dụng.
  • Loại insulin chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng là sau 1 – 2 giờ, có tác dụng cực đại sau 4 – 8 giờ tiêm và sau tiêm 24-36 giờ bắt đầu hết tác dụng.
  • Loại insulin có tác dụng ngắn: Thời gian bắt đầu có tác dụng là sau 5 phút, thời gian có tác dụng cực đại sau tiêm 1 đến 2 giờ, sau tiêm 3 giờ bắt đầu hết tác dụng.

Các cách tiêm insulin

Cách 1: tiêm 3 mũi tiêm một ngày vào trước 3 bữa ăn chính, trong đó:

  • Sáng tiêm mũi insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
  • Trưa tiêm mũi insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
  • Chiều tiêm insulin nhanh trộn với insulin bán chậm hoặc chậm, khoảng 50% tổng liều cần tiêm.

Cách 2: Tiêm một ngày 4 mũi tiêm, trong đó 3 mũi nhanh trước 3 bữa ăn chính và 1 mũi bán chậm hoặc chậm trước lúc đi ngủ. Đây là cách tiêm insulin tương đối gần với cơ chế tiết insulin bình thường. Lượng đường trong máu thường được ổn định tốt hơn và dễ điều chỉnh hơn, thích hợp với người trẻ tuổi, có hiểu biết tốt và có khả năng tự theo dõi.

Cách 3: Tiêm mỗi ngày 2 mũi tiêm vào trước bữa ăn sáng và chiều trước khi ăn tối. Sử dụng loại insulin tác dụng bán chậm, đường máu sau ăn sáng tối thường tăng nhiều do nồng độ insulin bán chậm hấp thu chậm không gặp gỡ với tình trạng tăng đường máu sau ăn. Để sửa chữa nhược điểm này có thể trộn thêm vào loại insulin tác dụng nhanh.Có thể phân bố liều 2/3 vào buổi sáng và 1/3 vào chiều .

Cách 4: Dùng loại insulin chậm, tiêm mỗi ngày 1 mũi. Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 vẫn duy trì thuốc uống hạ đường huyết, trước khi đi ngủ tiêm thêm một lượng nhỏ insulin.

Kỹ thuật tiêm insulin

Vị trí tiêm dưới da: Tất cả các vùng da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm. Nhưng thực tế, thường tiêm vào vùng đùi, bụng, cánh tay, hông, lưng. Bệnh nhân tiêm một vùng trong khoảng vài ngày, vào những khoảng thời gian nhất định, sau khi hết điểm tiêm chuyển sang vùng da khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2-4 cm. Ví dụ, với người bệnh tiêm 3 mũi mỗi ngày, nên chọn vùng bụng cho các mũi tiêm buổi sáng, các mũi buổi trưa tiêm vùng cánh tay, vùng đùi cho các mũi tiêm chiều tối. Nhưng nếu vùng dự định tiêm vận động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác, ví như nếu vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó muốn đạp xe đạp thì cần tránh ra, thay vào đó nên tiêm lên vùng cánh tay

vicare.vn-insulin-la-gi-huong-dan-su-dung-insulin-hieu-qua-trong-dieu-tri-dai-thao-duong-body-3

Giờ tiêm: Nên tiêm trước khi ăn 15 đến 30 phút nếu loại cần tiêm là insulin nhanh hay loại trung bình có pha trộn. Tiêm trước khi ăn 15 phút đến 2 giờ nếu tiêm mũi loại trung bình, thường trước 1 giờ. Và khi đã chọn được khung giờ tiêm thích hợp, nên duy trì thường xuyên, tránh thay đổi quá nhiều.

Dụng cụ tiêm: Gồm bút tiêm, bơm tiêm, bông, cồn 700. Người tiêm cần chú ý sát trùng cả nút cao su của lọ thuốc khi lấy thuốc để tiêm.

Cách tiêm: Bệnh nhân đái tháo đường có lớp mỡ dưới da mỏng có thể áp dụng kỹ thuật tiêm véo da để tiêm, người có lớp mỡ dày nên dùng bút tiêm hay bơm tiêm có độ dài thích hợp tiêm thẳng hay tiêm chéo vào dưới da.

Lưu ý khi bảo quản insulin

  • Nên bảo quản insulin ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Không nên đặt insulin ở nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh trực tiếp chiếu vào sẽ làm insulin hỏng và mất tác dụng.
  • Không được đặt nơi quá lạnh như ở ngăn đông để tránh mất tác dụng thuốc.
  • Không được sử dụng insulin đã hết hạn sử dụng, insulin phải được vứt bỏ nếu lấy ra khỏi tủ lạnh quá 28 ngày.
  • Nên quan sát kỹ insulin trước khi sử dụng, xem có vón cục không, có mùi lạ hay bị vẩn đục không? Nếu có nên tránh dùng.

Nói tóm lại, bệnh nhân đái tháo đường nhất thiết phải dùng insulin và nên tự tiêm để có khả năng kiểm soát khung giờ tiêm, vị trí và tư thế tiêm hiệu quả. Trên hết, bệnh nhân nên nhớ rằng, không thể hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc nếu cơ thể không biết ăn uống, tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học.

Xem thêm:

  • Bỏ bữa dẫn đến béo bụng, kháng insulin
  • Chỉ số Insulin và HbA1C thế nào được coi là bình thường?
  • Insulin tăng khi nào?