Huyết tương giàu tiểu cầu từ A đến Z: Công dụng, cách điều chế, chi phí tiêm

Trong vài năm qua, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã được biết đến rộng rãi về hiệu quả cũng như tiềm năng của nó trong điều trị chấn thương. Mặc dù PRP đã nhận được sự quảng bá rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi thắc mắc về nó.

Huyết tương giàu tiểu cầu từ A đến Z: Công dụng, cách điều chế, chi phí tiêm Huyết tương giàu tiểu cầu từ A đến Z: Công dụng, cách điều chế, chi phí tiêm

Nhiều vận động viên nổi tiếng - Tiger Woods, ngôi sao quần vợt Rafael Nadal, và nhiều người khác - đã sử dụng PRP để chữa trị cho các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như đầu gối bị bong gân và chấn thương gân mãn tính. Những loại bệnh này thường được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc thậm chí là phẫu thuật. Một số vận động viên đã ghi nhận PRP giúp họ khoẻ nhanh hơn để có thể trở lại thi đấu.

Mặc dù PRP đã nhận được sự quảng bá rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về nó, chẳng hạn như:

  • Chính xác huyết tương giàu tiểu cầu là gì?
  • Nó hoạt động như thế nào?
  • Các trường hợp đang được điều trị bằng PRP?
  • Liệu pháp PRP có hiệu quả không?

Hãy cùng Vicare.vn tìm hiểu các vấn đề này.

1. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì?

PRP là viết tắt của cụm từ Platelet Rich Plasma (có nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu). Trong máu bình thường của con người gồm có huyết tương và các tế bào máu là hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là hồng cầu (93%), bạch cầu chiếm 1% và tiểu cầu chiếm 6%. Khi tách máu và huyết tương trong phòng thí nghiệm, ta sẽ thấy tiểu cầu lơ lửng trong huyết tương. Phần phía trên được gọi là huyết tương nghèo tiểu cầu (Platelet Poor Plasma). Phần phía dưới gần với máu sẽ tập trung nhiều tiểu cầu hơn. Đó chính là huyết tương giàu tiểu cầu PRP.

vicare.vn-huyet-tuong-giau-tieu-cau-tu-den-z-cong-dung-cach-dieu-che-body-1

Huyết tương giàu tiểu cầu PRP này chứa một tỷ lệ tiểu cầu gấp từ ba đến bảy lần tỷ lệ trong máu bình thường (trong PRP có ít nhất là hơn một tỉ tiểu cầu trên micro lít máu). Các nhân tố phát triển có trong PRP có tác dụng cực kỳ hữu hiệu trong việc tái tạo, làm lành các tổ chức mô, cơ; đồng thời điều hòa và kích thích sản xuất collagen tự nhiên. PRP cũng giúp kích thích tế bào biểu mô, làm tế bào phát triển và thay mới nhanh hơn.

Để điều chế PRP, đầu tiên máu phải được rút ra từ một bệnh nhân. Các tiểu cầu được tách ra khỏi các tế bào máu khác và nồng độ của chúng được tăng lên trong quá trình ly tâm. Sau đó, huyết tương giàu tiểu cầu sẽ được tiêm vào các bệnh nhân cần chữa trị.

2. PRP hoạt động như thế nào?

Mặc dù không biết chính xác PRP hoạt động như thế nào, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng nồng độ của các yếu tố tăng trưởng trong PRP có khả năng tăng tốc quá trình chữa bệnh.

Để tăng nhanh quá trình chữa lành vết thương khi điều trị bằng cách tiêm PRP, ta có thể sử dụng như sau:

PRP có thể được tiêm cẩn thận vào vùng bị thương. Ví dụ: trong viêm gân Achilles, một tình trạng thường thấy ở người chạy và người chơi quần vợt, dây gót chân có thể bị sưng, viêm và đau. Hỗn hợp PRP và gây tê cục bộ có thể được tiêm trực tiếp vào mô bị viêm này. Sau đó, cơn đau ở vùng tiêm có thể tăng trong một hoặc hai tuần sau đó cơn đau sẽ được cải thiện.

PRP cũng có thể được sử dụng để cải thiện vết mổ sau phẫu thuật cho một số chấn thương. Ví dụ: một vận động viên có dây gót chân bị rách hoàn toàn có thể cần phẫu thuật để sửa chữa gân. Cải thiện vết thương sau khi phẫu thuật có thể sử dụng PRP trong quá trình phẫu thuật.

3. Những ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp PRP bao gồm:

  • Diện tích cơ thể đang được điều trị
  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
  • Chấn thương cấp tính (chẳng hạn như từ ngã) hoặc mãn tính (chấn thương phát triển theo thời gian)

Chấn thương gân mãn tính

Theo các nghiên cứu hiện đang được báo cáo, PRP có hiệu quả nhất trong điều trị chấn thương gân mãn tính, đặc biệt là điều trị khuỷu tay của quần vợt, một chấn thương rất phổ biến của các gân ở bên ngoài khuỷu tay.

Việc sử dụng PRP cho các chấn thương gân mãn tính khác - chẳng hạn như viêm gân Achilles mạn tính hoặc viêm dây chằng ở đầu gối (đầu gối của jumper) rất có triển vọng. Tuy nhiên, rất khó để nói vào thời điểm này liệu pháp PRP có hiệu quả hơn so với điều trị truyền thống ở các trường hợp này hay không.

vicare.vn-huyet-tuong-giau-tieu-cau-tu-den-z-cong-dung-cach-dieu-che-body-2

Chấn thương dây chằng cấp tính và cơ bắp

Phần lớn liệu pháp PRP công khai là đã điều trị chấn thương thể thao cấp tính có hiệu quả, chẳng hạn như chấn thương dây chằng và cơ bắp. PRP đã được sử dụng để điều trị cho các vận động viên chuyên nghiệp với chấn thương thể thao phổ biến như cơ bắp bị co giật và bong gân đầu gối. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học dứt khoát rằng liệu pháp PRP thực sự cải thiện quá trình chữa bệnh trong những loại chấn thương này.

>> Xem thêm: Các loại chấn thương thể thao thường gặp và phương pháp điều trị

Phẫu thuật

Gần đây hơn, PRP đã được sử dụng trong một số loại phẫu thuật để giúp mô nhanh lành hơn. PRP lần đầu tiên được cho là có lợi trong phẫu thuật vai để sửa chữa dây chằng quấn rotator bị rách. Tuy nhiên, kết quả cho đến nay cho thấy rất ít hoặc không có lợi ích khi PRP được sử dụng trong các loại thủ tục phẫu thuật.

Phẫu thuật dây chằng đầu gối bị rách, đặc biệt là dây chằng cruciate trước (ACL) là một khu vực khác mà PRP đã được áp dụng. Tại thời điểm này, dường như có rất ít hoặc không có hiệu quả khi sử dụng PRP trong trường hợp này.

Viêm khớp gối

Một số nghiên cứu ban đầu đang được thực hiện để đánh giá hiệu quả của PRP trong điều trị viêm khớp đầu gối. Vẫn còn quá sớm để xác định liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hơn các phương pháp điều trị hiện tại hay không.

>> Xem thêm: Triệt tận gốc viêm khớp vai bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Gãy xương

PRP đã được sử dụng một cách rất hạn chế để tăng tốc độ chữa lành xương bị gãy. Cho đến nay, nó đã cho thấy không có lợi ích đáng kể.

Rụng tóc

Các bác sĩ đã tiêm PRP vào da đầu để thúc đẩy sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Theo nghiên cứu từ năm 2014, tiêm PRP có hiệu quả trong điều trị rụng tóc androgen , còn được gọi là chứng hói đầu ở nam giới.

Chăm sóc da/thẩm mỹ

Hiện nay, PRP được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực thẩm mỹ và điều trị các vấn đề về da. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, PRP có tác dụng cải tạo các tế bào bị thương, hư hỏng. Các nhân tố tăng trưởng khi được đưa vào da sẽ cảm ứng tạo collagen và tạo thành các mao mạch mới giúp trẻ hóa da, tăng tổng hợp các chất nền ngoại bào, đặc biệt là collagen, duy trì độ ẩm, giảm sự hình thành nếp nhăn, chống lại các tác nhân gây oxy hóa da,...

Điều quan trọng cần lưu ý là không ứng dụng nào trong số này được chứng minh dứt khoát là có hiệu quả thật sự.

>> Xem thêm: Trẻ hóa làn da với huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

vicare.vn-huyet-tuong-giau-tieu-cau-tu-den-z-cong-dung-cach-dieu-che-body-3

4. Quy trình tiêm PRP

Đây là một quá trình tiêm PRP điển hình:

  • Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ lấy mẫu máu của bạn. Số lượng mẫu phụ thuộc vào nơi PRP sẽ được tiêm. Ví dụ, lượng máu lấy để tiêm vào da đầu trong một nghiên cứu là 20 ml.
  • Máu được đặt vào máy ly tâm. Đây là một cỗ máy quay xung quanh rất nhanh, làm cho các thành phần máu tách ra. Quá trình tách mất khoảng 15 phút.
  • Một kỹ thuật viên lấy huyết tương đã tách ra và chuẩn bị tiêm vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Các bác sĩ thường sẽ sử dụng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm dùng xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm PRP vào khu vực bị chấn thương.

Theo Emory Healthcare, quá trình này thường mất khoảng một giờ.

5. Chi phí cho 1 lần tiêm PRP là bao nhiêu?

  • ABC News 7 tại San Francisco thống kê phương pháp điều trị PRP cho rụng tóc có giá 900 đô la cho một lần điều trị và 2,500 đô la cho 3 lần điều trị.
  • Washington Post cho biết tiêm PRP cho chấn thương đầu gối có thể có giá từ $ 500 đến $ 1,200 cho mỗi lần điều trị.
  • Tại Việt Nam, giá mỗi lần tiêm PRP trung bình khoảng từ 300-1.500 USD (tùy vị trí, lượng PRP cần tiêm)

6. Các tác dụng phụ có thể có của PRP

Bởi vì đây là quá trình tiêm một chất vào cơ thể do đó sẽ có những tác dụng phụ tiềm ẩn mà chúng ta không lường trước được. PRP là tự thân, có nghĩa là nó chứa các chất đến trực tiếp từ cơ thể của bạn. Điều này làm giảm nguy cơ dị ứng có thể xảy ra do tiêm các loại thuốc khác, chẳng hạn như cortisone hoặc axit hyaluronic. Tuy nhiên, có những rủi ro từ việc tiêm PRP, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương dây thần kinh
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Tổn thương mô

Bạn nên thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn này với bác sĩ, cũng như các bước mà bác sĩ sẽ thực hiện để giảm thiểu những rủi ro này.

7. Thời gian phục hồi sau khi tiêm PRP

Khi tiêm PRP sau chấn thương, Vicare khuyên bạn không nên cử động nhiều ở nơi bị chấn thương. Tuy nhiên, hầu hết mọi người có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày của họ sau khi tiêm PRP.

Bởi vì tiêm PRP nhằm mục đích thúc đẩy chữa bệnh hoặc tăng trưởng, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức sau khi được tiêm. Tuy nhiên, trong vài tuần hoặc vài tháng, bạn có thể quan sát thấy khu vực này đang lành nhanh hơn hoặc mọc nhiều tóc hơn.

8. Kết luận

Điều trị bằng PRP có thể thành công, tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại để có thể chứng minh tính an toàn, hiệu quả của PRP vẫn còn rất ít. Mặc dù PRP dường như có hiệu quả trong điều trị chấn thương gân mãn tính ở khuỷu tay, tuy nhiên cộng đồng y tế cần bằng chứng khoa học nhiều hơn để có thể xác định rằng liệu pháp PRP có thực sự hiệu quả trong các trường hợp khác hay không.

Nếu bạn đang cân nhắc điều trị bằng PRP, hãy chắc chắn bạn với bác sĩ đã đề cập đến các trường hợp xấu nhất.

Xem thêm:

  • Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay
  • Tại sao bạn không nên coi thường chấn thương đầu gối
  • Chấn thương hay tổn thương đầu?
  • 4 nên, 4 tránh khi chấn thương phần mềm