Huyết áp thấp là bao nhiêu? Cần lưu ý gì ở người bệnh?
Huyết áp thấp là một căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu, những người bị huyết áp thấp cần lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp giúp bạn những thông tin hữu ích nhất về bệnh huyết áp thấp.
Huyết áp thấp là bao nhiêu? Cần lưu ý gì ở người bệnh?
Huyết áp thấp là một căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu, những người bị huyết áp thấp cần lưu ý điều gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp giúp bạn những thông tin hữu ích nhất về bệnh huyết áp thấp.
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp đôi khi không gây ra vấn đề gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc huyết áp thay đổi bất thường (hạ huyết áp) rất dễ gây chóng mặt và ngất xỉu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, huyết áp thấp sẽ đe dọa đến tính mạng.
Khi đo huyết áp, nếu chỉ số thấp hơn 90 mm Hg cho tâm thu hoặc 60 mmHg cho tâm trương thì sẽ được coi là huyết áp thấp.
Nguyên nhân huyết áp thấp
Huyết áp luôn chuyển động chứ không giữ nguyên ở một con số nhất định, tuy nhiên, một số tình trạng y tế nhất định sẽ gây ra hạ huyết áp kéo dài và khiến nó trở nên nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể bao gồm:
- Mang thai: Do nhu cầu máu từ cả mẹ và thai nhi gia tăng;
- Mất máu số lượng lớn do chấn thương;
- Lưu thông máu kém do đau tim hoặc van tim có vấn đề;
- Mệt mỏi hoặc sốc, đôi khi đi kèm với mất nước;
- Sốc phản vệ;
- Dị ứng nghiêm trọng;
- Nhiễm trùng máu;
- Rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy thượng thận và bệnh tuyến giáp;
- Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh tim, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc rối loạn cương dương, ...
Một số người thường hạ huyết áp không rõ nguyên nhân, được gọi là hạ huyết áp mãn tính, thường không gây hại cho sức khỏe
Những người có nguy cơ cao bị huyết áp thấp?
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc huyết áp thấp là bao nhiêu rồi chứ. Chỉ số thấp hơn 90 mm Hg cho tâm thu hoặc 60 mmHg cho tâm trương thì sẽ được coi là huyết áp thấp.
Một số người có nguy cơ bị huyết áp thấp:
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không chỉ đối diện với nguy cơ huyết áp cao (người ta gọi là tăng huyết áp thai kỳ) mà còn phải đối diện với nguy cơ huyết áp thấp. Điều này là hết sức bình thường, các trị số huyết áp có thể trở lại bình thường như trước thời kỳ mang thai sau khi người phụ nữ sinh con.
- Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất thấp (nhịp tim chậm), các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ.
- Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.
- Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
- Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ sẽ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
- Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể đi vào máu có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết, từ đó có thể dẫn đến đe dọa mạng sống, huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
- Người bị dị ứng trầm trọng (hay còn gọi là sốc phản vệ). Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng cổ họng và hạ huyết áp.
- Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu, do cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ, là nguyên nhân huyết áp thấp.
- Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), alpha blockers, Beta blockers, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), Sildenafil (Viagra), đặc biệt kết hợp với một thuốc tim, nitroglycerine.
Huyết áp thấp ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng quan trọng tương đương với việc dùng thuốc đối với người bị huyết áp thấp. Dưới đây là một số gợi ý người huyết áp thấp ăn gì bạn có thể tham khảo.
- Uống nhiều nước nói riêng và chất lỏng tốt nói chung;
- Thực phẩm giàu vitamin B12, bao gồm trứng, ngũ cốc, thịt bò, ...;
- Thực phẩm giàu folate, bao gồm măng tây, đậu garbanzo, gan, ...;
- Ăn nhiều muối hơn;
- Trà cam thảo;
- Caffein.
- Nếu bạn vẫn phân vân liệu món ăn nào chứa vitamin B12, folate, ... thì hãy tham khảo những món ăn dưới đây:
- Trứng vịt lộn, trứng cút lộn;
- Gà hầm sâm;
- Cháo cá diếc;
- Canh thịt bò, ...
Cách phòng chống huyết áp thấp
- Uống nhiều nước hơn, uống ít rượu đi: Rượu làm cơ thể mất nước, giảm huyết áp ngay cả khi bạn uống có chừng mực. Ngược lại, nước sẽ giúp bạn tăng thể tích máu.
- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh: Nạp tất cả các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bằng cách lựa chọn thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, thịt ức gà, thịt cá nạc, ...
- Có thể sử dụng nhiều muối hơn.
- Chú ý đến tư thế khi nằm hoặc ngồi, không ngồi vắt chéo chân hay ngồi xổm quá lâu, di chuyển nhẹ nhàng, ...
- Hít thở sâu vài phút sau đó từ từ ngồi dậy khi mới thức dậy.
- Ăn các bữa ăn nhỏ, ít tinh bột.
- Có thể uống cà phê hoặc trà chứa caffein để tăng huyết áp tạm thời, nhưng do nó có thể gây ra các tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Chúng tôi đã cung cấp giúp bạn các thông tin để trả lời cho câu hỏi huyết áp thấp là bao nhiêu và một số lưu ý đối với những người huyết áp thấp, hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích để bạn có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp và bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Xem thêm:
- Tổng quan về bệnh huyết áp thấp và mẹo nhỏ khắc phục
- Huyết áp thấp gây tai biến mạch máu não như thế nào?
- Người bị huyết áp thấp có nên uống tam thất không?