Huyết áp liên quan thế nào tới tim mạch?

Huyết áp và tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo thống kê của Hội tim mạch thì tăng huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trung tâm như: não, thận, mắt và đặc biệt là tim mạch. Nếu tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp không được kiểm soát kịp thời, về lâu dài nó sẽ gây nên những tổn thương nhất định cho tim mạch.

Huyết áp liên quan thế nào tới tim mạch? Huyết áp liên quan thế nào tới tim mạch?

Bài viết này sẽ cùng bạn làm rõ mối quan hệ “khăng khít” giữa huyết áp và bệnh tim mạch.

1. Mối quan hệ giữa huyết áp và tim mạch

Huyết áp là áp lực lên thành mạch máu khi tim bơm máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Huyết áp bình thường sẽ nằm ở dưới mức 120/80 mmHg đối với những người có sức khỏe tốt. Lệch chuẩn này sẽ rơi vào 2 tình huống: Huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.

Huyết áp cao là gì? Huyết áp cao còn được gọi là cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính, gây ra nhiều tổn thương ở các cơ quan thận, mắt, não, tim. Huyết áp cao xuất hiện khi áp lực lên thành mạch máu tăng, vượt qua chỉ số huyết áp bình thường.

vicare.vn-huyet-ap-lien-quan-the-nao-toi-tim-mach-body-1
  • Một số biểu hiện của huyết áp cao: nhịp tim không đều, lúc nhanh, lúc chậm, đau đầu, ê ẩm đầu óc, đau ngực, hít thở khó khăn, máu xuất hiện trong nước tiểu, gặp vấn đề về thị lực, mệt mỏi, ủ rũ, rối loạn chức năng.
  • Huyết áp cao ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch. Huyết áp cao làm dày và gây tổn hại cho các niêm mạc mạch máu của tim. Mạch máu bị hư hỏng sẽ tạo nên những cục máu đông khiến việc cung cấp máu cho tim bị cản trở. Kết quả là, tim sẽ hoạt động mạnh hơn, cơ tim dày lên, tác động trực tiếp đến quá trình vận chuyển máu của tim đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Huyết áp thấp xảy ra khi áp lực lên thành mạch máu giảm, chỉ số huyết áp thấp hơn so với chỉ số ở mức bình thường.

  • Biểu hiện của huyết áp thấp: mệt mỏi, choáng ngất,tay chân tay tê lạnh, hồi hộp, tim đập nhanh bất thường, chán vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Do huyết áp thấp không gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng ngay lập tức đến sức khỏe nên rất nhiều người còn thờ ơ về vấn đề này.
  • Có một sự thật là huyết áp thấp cũng gây nên một số bệnh nguy hiểm không kém gì huyết áp cao: nhồi máu não, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Huyết áp thấp khiến lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể giảm, làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các chức năng trong cơ thể, trong đó có tim mạch. Tim phải làm việc nhiều hơn để lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác được đảm bảo, lâu dần tim sẽ yếu đi gây ra suy tim, nhồi máu cơ tim.

2. Phòng ngừa các bệnh tim mạch do tình trạng biến đổi huyết áp gây nên

Để phòng tránh huyết áp cao, huyết áp thấp và các bệnh tim mạch, chúng ta nên:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả), giảm chất béo (thức ăn nhanh, thịt đỏ), không uống quá nhiều chất kích thích (bia, rượu), từ bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có), tăng cường vận động. Bên cạnh đó, chúng ta có thể chia nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày.
vicare.vn-huyet-ap-lien-quan-the-nao-toi-tim-mach-body-2
  • Tuân thủ chế độ điều trị: uống thuốc đều đặn, điều độ, đúng lịch trình, thăm khám theo kế hoạch đã được đề ra.
  • Nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh kịp thời.
  • Thời gian ngủ: không nên ngủ quá khuya (trước 23h) và ngủ đủ từ 7h đến 8h/ngày để cơ thể có đủ năng lượng và độ minh mẫn cho một ngày hoạt động dài.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về huyết áp cao và các bệnh về tim mạch. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm:

  • Thực hiện 7 điều này bạn không lo tăng huyết áp khi trời lạnh
  • Đo huyết áp lúc nào thì chính xác? Hướng dẫn cách đo huyết áp chuẩn nhất
  • 5 phương pháp giúp hạ huyết áp tại nhà đơn giản và hiệu quả