Huyết áp cao uống cà phê được không?

Một số người thường có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, hay tại những cuộc hẹn hò những buổi gặp gỡ đối tác. Tuy nhiên với một số trường hợp cần phải kiêng loại đồ uống này, Vậy huyết áp cao uống cà phê được không?

Huyết áp cao uống cà phê được không? Huyết áp cao uống cà phê được không?

Một số người thường có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, hay tại những cuộc hẹn hò những buổi gặp gỡ đối tác. Tuy nhiên với một số trường hợp cần phải kiêng loại đồ uống này, Vậy huyết áp cao uống cà phê được không?

Bệnh huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (hay còn được gọi là tăng huyết áp hay là lên tăng-xông) là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực thấp nhất và áp lực cao nhất của dòng máu trong động mạch. Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

Huyết áp cao được phân loại thành huyết áp cao nguyên phát và thứ phát. Huyết áp cao nguyên phát chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp, dùng để chỉ các trường hợp không xác định được bệnh nguyên gây tăng huyết áp rõ ràng.Khoảng 5–10% số ca còn lại có nguyên nhân là một số bệnh tác động lên thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết,... được gọi là huyết áp cao thứ phát.

Huyết áp cao gây nhiều áp lực cho tim, có khả năng dẫn đến bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Huyết áp cao cũng là một yếu tố nguy cơ chính trong: tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn, và bệnh động mạch ngoại biên.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao

Huyết áp cao có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Khi bạn bị huyết áp cao nguyên phát, không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp, thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới
  • Khi bạn bị huyết áp cao thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5-10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.
  • Huyết áp cao khi mang thai: là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,...
  • Huyết áp cao gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
  • Chế độ ăn uống và lối sống sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài lượng chất béo bạn ăn thì loại chất béo cũng rất quan trọng. Chất béo bão hòa có trong thực phẩm rất nguy hiểm đối với cơ thể. Ăn quá nhiều muối liên quan trực tiếp tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.
vicare.vn-huyet-ap-cao-uong-ca-phe-duoc-khong-body-1

Triệu chứng của bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao thường có các triệu chứng cơ bản như:

  • Đau đầu: là triệu chứng phổ biến thường gặp nhất, liên quan mật thiết tới bệnh cao huyết áp. Đa số bệnh nhân huyết áp cao đều than phiền về những cơn đau đầu liên tục.
  • Hồi hộp: Do việc giảm cung cấp oxy là nguyên nhân làm tim phải tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra cảm giác hồi hộp. Hồi hộp, tim đập nhanh là hoạt động bất thường dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Khi mắc bệnh cao huyết áp kèm theo đau đầu bạn sẽ cảm thấy chóng mặt. Đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Sau đó có thể gây chóng mặt. Ở giai đoạn sau của bệnh cao huyết áp bạn có thể bị hoa mắt là tình trạng nhìn một thành hai. Khi bệnh tiến triển nặng, cao huyết áp cũng gây nhìn mờ.
  • Buồn nôn, ói mửa: Cũng là một triệu chứng thường gặp nhất của bệnh huyết áp cao. Buồn nôn, ói mửa kèm theo đau đầu. Mức độ triệu chứng xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.thường.

Khi các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện và kéo dài thì các bạn có thể đã mắc chứng huyết áp cao. Lúc này bạn cần đến ngay các bệnh viện để bác sĩ khám và có hướng điều trị tốt nhất tránh những biến chứng sau này.

Huyết áp cao uống cà phê được không?

Theo các nhà chuyên môn, cafe là loại đồ uống có chứa cafein, loại chất này có tác dụng kích thích hưng phấn tinh thần. Loại thức uống này được chứng minh có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của con người. Cà phê có tác dụng tăng cường khả năng làm việc vì giúp tỉnh táo trí óc, có thể giúp phòng ngừa ung thư, chống oxy hóa, có lợi cho gan...

Vậy huyết áp cao uống cà phê được không? Theo các nhà nghiên cứu, có những chỉ dẫn khiến nghĩ rằng cà phê ảnh hưởng lên nguy cơ bị cao huyết áp theo một đường cong hình chữ U: những người không uống cà phê cũng như những người uống nhiều (>4 – 6 ly mỗi ngày) đều có một nguy cơ thấp, trong khi nguy cơ này cao hơn giữa hai tình huống. Những công trình nghiên cứu can thiệp (études interventionnelles) cho thấy rằng cà phê có thể gây nên một sự tăng nhẹ của huyết áp. Nhưng như đã nói trên đây, những nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong một thời gian hạn chế, với tối đa là 12 tuần. Nhận được sự gia tăng là khá thấp: xấp xỉ 2mmHg đối với huyết áp tâm thu và khoảng 1mmHg đối với huyết áp tâm trương với những liều lượng mỗi ngày khoảng từ 350mg đến gần 850mg (tương đương 3-8 tách cà phê mỗi ngày). Một công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy sự khác nhau rõ ràng giữa cà phê dùng nguyên như vậy và caféine, được cho chịu trách nhiệm tác dụng lên huyết áp. Ở những người thử nghiệm đã uống những viên thuốc chứa caféine, sự gia tăng được quan sát của huyết áp là 4 lần cao hơn so với những người uống những tách cà phê với một liều lượng caféine tương tự.

Cà phê đặc biệt chứa magnésium, potassium, manganèse và một lượng cao polyphénols. Trong các chất này, thì potassium tạo ra một tác dụng đáng kể lên huyết áp, nhưng cũng không loại trừ những thành phần khác cũng bù lại tác dụng của caféine.

Tóm lại, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng cà phê không có tác dụng thật sự lên huyết áp. Vậy hiện nay không có một luận cứ thuyết phục nào cho rằng nếu ta muốn ngăn ngừa cao huyết áp thì cần phải tránh cà phê.

Vì vậy, mỗi ngày uống một ly cà phê sẽ giúp khoan khoái, khỏe mạnh, tăng cường khả năng làm việc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng cà phê cũng sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, căng thẳng thần kinh, gây các vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới tim mạch,... Ảnh hưởng nhẹ hay nặng của cafe đối với mỗi người không giống nhau.

Một số trường hợp cũng không nên sử dụng cà phê, đặc biệt với người có vấn đề về giấc ngủ thì không nên uống cafe. Người cao huyết áp cũng như vậy, cũng nên hạn chế uống cà phê, vì uống cà phê có thể gây căng thẳng trí óc, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

vicare.vn-huyet-ap-cao-uong-ca-phe-duoc-khong-body-2

Những lưu ý cho người huyết áp cao

Bệnh nhân cao huyết áp nên hạn chế uống rượu bia, hạn chế các loại đồ uống chứa chất kích thích như chè đặc, cà phê...

Người bệnh nên uống một số loại nước uống có hiệu quả tốt trong việc giảm huyết áp như uống trà xanh, nước lọc, ca cao, hoa râm bụt...

Hạn chế ăn mặn: Các nghiên cứu cho thấy rằng, ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị cao huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia với chế độ ăn ít muối hơn. Các nhà khoa học cho rằng, khi thừa muối thì lượng dịch trong máu tăng lên gây cao huyết áp; và lượng muối ứ đọng nhiều trong thành mạch làm thành mạch “cứng hơn” là một yếu tố thuận lợi cho cao huyết áp.

Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo: Chất béo từ thịt và da các loại gia cầm là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ. Thay vì đó, người bệnh nên dùng các món ăn chế biến từ cá, hải sản để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi.

Người cao huyết áp nên tăng lượng muối kali trong thức ăn song song với việc uống thuốc hạ huyết áp nhưng không nên uống trực tiếp thuốc bổ sung kali. Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua... rất tốt cho thành mạch. Nếu người bệnh cao huyết áp kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali.

Tích cực luyện tập thể chất, lựa chọn những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội... mỗi ngày dành khoảng 30 phút để luyện tập. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng mệt mỏi... Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya, ngủ muộn

Khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên đo huyết áp bằng máy đo huyết áp nhà.

Xem thêm:

  • Hết bệnh dạ dày, cao huyết áp và tiểu đường chỉ bằng... nước lọc
  • Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ
  • Mô tả chi tiết về bệnh cao huyết áp