Huyết áp cao có uống được nụ tam thất không?

Nụ hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, điều hòa chức năng của tạng can. Ngày nay nhiều người có thói quen sử dụng nụ tam thất như một thứ trà uống hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thảo dược này. Người bị huyết áp cao có uống được nụ tam thất không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Huyết áp cao có uống được nụ tam thất không? Huyết áp cao có uống được nụ tam thất không?

Nụ hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, điều hòa chức năng của tạng can. Ngày nay nhiều người có thói quen sử dụng nụ tam thất như một thứ trà uống hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thảo dược này. Người bị huyết áp cao có uống được nụ tam thất không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nụ tam thất có tác dụng gì?

Nhắc đến tam thất, đa số mọi người biết đến củ tam thất dùng làm thuốc, tuy nhiên nụ tam thất cũng là một dược liệu để chữa bệnh cũng tốt không kém. Cây tam thất vẫn được dân gian gọi là “cây tiền tỷ”. Các bộ phận của tam thất đều được dùng làm thuốc, rất tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, nụ hoa tam thất cũng được người xưa sử dụng. Cây tam thất tác dụng hạ huyết áp, an thần, giảm mỡ máu... Hoa tam thất uống thay nước chè rất ngon.

Hoa tam thất có chứa chất nhân sâm Rb1, Rb2, vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt rất tốt, giúp hạ huyết áp và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não... Theo Đông y, công dụng của hoa tam thất giúp:

  • Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi
  • Kích thích ăn uống cho những ai ăn uống kém hay lao động quá sức, ra mồ hôi trộm
  • Tốt cho hệ thần kinh, điều hòa giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc
  • Chống nghiến răng, hay mơ khi ngủ
  • Phòng chống bệnh ung thư
  • Điều trị bệnh về gan, đường huyết, cao huyết áp
  • Phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì rất lợi sữa...
vicare.vn-huyet-ap-cao-co-uong-duoc-nu-tam-that-khong-body-1

Huyết áp cao có uống được nụ tam thất không?

Loại nụ hoa này được chứng minh là vị thuốc rất tốt cho hệ tim mạch nên những bệnh nhân tim mạch nên sử dụng để có một trái tim khỏe mạnh. Chứng cao huyết áp đột ngột rất nguy hiểm, hoa tam thất lúc này có vai trò hạn chế lại những chứng này, giúp giữ cân bằng huyết áp cho cơ thể.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, hoa tam thất có một hoạt chất chính giống hoạt chất có trong nhân sâm là Rb1, Rb2.... Chất này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, điều hòa chức năng của nội tạng, giúp hạ huyết áp và an thần, trấn tĩnh. Nụ hoa tam thất thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cao huyết áp, phòng ngừa biến chứng bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, hỗ trợ điều trị cho người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi...

Cách uống hoa tam thất để có tác dụng tốt nhất

Nụ tam thất có 2 dạng tươi và khô, ngoài ra còn có loại được sấy khô tán thành bột mịn. Chỉ cần lấy vài nụ tam thất cho vào tách nước sôi, hãm trà mạn uống đến khi trà hết vị ngọt đắng thì thay ấm mới.

Hoa tam thất có vị ngọt và hơi đắng, hương thơm thanh mát nên rất dễ uống. Có thể sử dụng hàng ngày từ 2 - 4g pha với nước sôi, lấy nước uống cho đến khi hết vị ngọt đắng thì thôi. Không chỉ sử dụng nguyên hoa tam thất, mọi người còn có thể kết hợp với trà cúc hoa sẽ rất tốt.

Để đảm bảo sức khỏe, cũng như đạt được tác dụng tốt nhất, bạn cần chú ý về nguồn gốc của nụ hoa tam thất mà mình mua về. Hiện tại, trên thị trường có không ít loại nụ hoa tam thất có nguồn gốc không rõ ràng, được tẩm hóa chất độc hại, do vậy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Mọi người có thể dùng loại hoa chưa nở tự phơi sấy khô, đóng gói dùng dần. Nụ hoa tam thất sẽ có nhiều hoạt chất quý hơn, tốt hơn hoa đã nở.

Ở nước ta, phổ biến 2 loại nụ tam thất là loại sấy khô và bột, giá bán giao động từ 150.000 – 1 triệu đồng/kg. Đặc biệt, nụ tam thất tươi rất hiếm, bạn phải tới tận vườn mới mua được, thậm chí phải đặt hàng từ trước.

Mọi người cũng nên lưu ý, thị trường cũng bán nhiều hàng nhập, chủ yếu là của Trung Quốc. Hoa tam thất Trung Quốc được nấu lên một lần nên rồi, nên sau khi phơi khô có hiện tượng ngả sang màu nâu đen. Trong khi nụ tam thất của Việt Nam sẽ được phơi trực tiếp hoặc sấy khô sẽ có màu xanh và còn nguyên cẳng nụ. Hoa tam thất đã nghiền thành bột mịn sẽ rất khó để phân biệt. Để tránh nguồn gốc không rõ ràng và tận dụng tối đa tác dụng của loài hoa quý này thì bạn nên dùng nụ tam thất tươi.

vicare.vn-huyet-ap-cao-co-uong-duoc-nu-tam-that-khong-body-2

Một số tác dụng phụ khi uống hoa tam thất

Tuy là “cây tiền tỷ”, có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng hoa tam thất vẫn có tác dụng phụ, thường thấy nhất là chóng mặt, đau bụng, buồn nôn... Những tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi bạn sử dụng hoa tam thất hoặc dùng sai cách.

Có rất nhiều người đang sử dụng hoa tam thất như một loại trà uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không nên dùng loại thảo dược này.

  • Những ai bị huyết áp thấp nên cần thận trọng vì hoa tam thất có tác dụng hạ huyết áp, nếu dùng nhiều huyết áp sẽ tụt mạnh, gây choáng váng, mệt mỏi. Tam thất dạng nào cũng mang tính chất hoạt huyết, hóa ứ nên khi uống nhiều có thể thanh lọc đường huyết quá mức.
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên uống hoa tam thất vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Những người thuộc thể trạng hàn, hay cảm thấy lạnh, đại tiện phân lỏng nát, tay chân lạnh... Nụ hoa tam thất tính mát, dùng cho người thể trạng hàn sẽ càng tệ hơn, không tốt.
  • Chị em phụ nữ đang hành kinh. Trong thời gian hành kinh, chị em không nên sử dụng đồ có tính hàn, mát, lạnh. Hơn nữa, hoa tam thất có tác dụng hoạt huyết hóa ứ làm cho kinh nguyệt ra quá nhiều.
  • Trường hợp chị em vốn có huyết ứ làm kinh nguyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Người bệnh đang bị cảm lạnh cũng không nên dùng hoa tam thất vì có thể làm tình trạng cảm lạnh nặng hơn.
  • Hoa tam thất có tính hàn, do vậy cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng, chậm tiêu... lâu dài hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp phổi cần lưu ý
  • 10 cách đơn giản để kiểm soát chứng huyết áp cao
  • 9 loại rau ăn hằng ngày giúp hạ huyết áp