Huyết áp cao có hiến máu được không?
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của mỗi người, trên thực tế ngân hàng máu của chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng, cơ thể một người khỏe mạnh có thể sớm khôi phục lại lượng máu đã hiến. Vậy người huyết áp cao có hiến máu được không là câu hỏi của rất nhiều người.
Huyết áp cao có hiến máu được không?
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của mỗi người, trên thực tế ngân hàng máu của chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng, cơ thể một người khỏe mạnh có thể sớm khôi phục lại lượng máu đã hiến. Vậy người huyết áp cao có hiến máu được không là câu hỏi của rất nhiều người.
Cao huyết áp là bệnh gì?
Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính, khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.
Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực là gánh nặng cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Suy tim, tai biến, tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,... Trong đó, các loại cao huyết áp chủ yếu bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát: là triệu chứng của một số bệnh khác liên quan đến như bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương vẫn bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương).
Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg;
Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên;
Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên;
Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên;
Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120- 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80- 89mmHg
Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90mmHg
Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Huyết áp cao có hiến máu được không?
Huyết áp cao có hiến máu được không là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, người bị tăng huyết áp vẫn có thể hiến máu, miễn là huyết áp của người đó bình thường tại thời điểm hiến máu, và không có sự biến động trong suốt thời gian hiến máu.
Người có huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 180mmHg và huyết áp tâm trương dưới 100 (huyết áp tối thiểu) tại thời điểm hiến máu thì có thể hiến máu nếu có đủ các điều kiện khác.
Nếu bạn bị tăng huyết áp và đang phải dùng thuốc hạ áp thì không nên hiến máu, vì thuốc mà bạn đang dùng có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu của bạn. Bạn cũng không được hiến máu nếu mắc các bệnh khác liên quan đến tăng huyết áp như: Xơ vữa động mạch, suy tim, bệnh thận...
Trước khi hiến máu người bị tăng huyết áp cần phải lưu ý một số điều sau:
- Uống đủ nước
- Ngủ đủ giấc
- Ăn uống lành mạnh
Sau khi hiến máu, người bị tăng huyết áp cần chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách:
- Uống đủ nước sau khi hiến máu.
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.
- Không làm việc quá sức hay tập luyện thể dục cường độ cao.
- Nếu cảm thấy mệt, hãy nằm xuống nghỉ ngơi cho đến khi sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm:
- 10 cách đơn giản để kiểm soát chứng huyết áp cao
- Cao huyết áp nên ăn trái cây gì?
- Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?