Hút mũi cho trẻ sao cho đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết
Hút mũi cho trẻ là thói quen của các bậc cha mẹ mỗi khi thấy con hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho biết vệ sinh mũi cho trẻ phải đúng cách mới mang lại hiệu quả, đồng thời không làm tổn thương tới niêm mạc mũi của trẻ.
Hút mũi cho trẻ sao cho đúng cách không phải bố mẹ nào cũng biết
Hút mũi cho trẻ là thói quen của các bậc cha mẹ mỗi khi thấy con hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho biết vệ sinh mũi cho trẻ phải đúng cách mới mang lại hiệu quả, đồng thời không làm tổn thương tới niêm mạc mũi của trẻ.
Sai lầm các mẹ thường gặp phải khi hút mũi cho trẻ
Trong quá trình hút mũi cho trẻ các mẹ thường mắc sai lầm sau:
- Lạm dụng dụng cụ hút mũi: Khi thấy trẻ chảy nhiều mũi, các mẹ thường có tâm lí sốt sắng, hút mũi nhiều lần trong ngày để trẻ nhanh khỏi. Nhưng việc này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, viêm niêm mạc mũi.
- Chọn dụng cụ hút mũi không phù hợp với trẻ. Dụng cụ quá to so với kích thước mũi của trẻ khiến trẻ đau và sợ hút mũi.
- Không vệ sinh sạch dụng cụ hút mũi cho trẻ: Dụng cụ hút mũi có thể trở thành ổ vi khuẩn nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Vì ống hút và bầu đựng dịch mũi khó có thể làm sạch bằng nước thông thường. Nhiều mẹ cẩn thận vệ sinh bằng nước nóng xà phòng hoặc luộc dụng cụ trong nước sôi. Nhưng một số ống hút mũi bằng nhựa hay cao su chất lượng kém, khi tiếp xúc với nước nóng dễ bị biến dạng, hỏng.
Vậy hút mũi cho trẻ đúng cách là như thế nào?
Hệ hô hấp của trẻ cực kì nhạy cảm với môi trường và dễ bị ngạt mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm sạch. Nếu dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì cần nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Đợi khoảng 5 phút nước muối ngấm, rỉ mũi mềm các mẹ dùng tay day day mũi để rỉ mũi mềm và bong ra.
Nếu mũi ra nhiều, đặc quánh, mẹ cần hút cho trẻ bằng các dụng cụ hút mũi phù hợp.
Chọn dụng cụ hút mũi thích hợp cho trẻ
Trên thị trường có nhiều loại dụng cụ hút mũi khác nhau về chủng loại, kiểu dáng, mức giá. Phổ biến nhất là 1 ống dạng bằng cao su hoặc 1 dụng cụ hút mũi hình chữ U, máy hút mũi bằng pin.
- Dụng cụ hút mũi dạng bóng dạng cao su lấy dịch mũi bằng hơi hít vào đầy trong bóng cao su. Sản phẩm này dễ sử dụng, giá thành rẻ tuy nhiên khó vệ sinh, dịch dễ ứ đọng trong ống hút, sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc.
- Dụng cụ hút mũi chữ U được sử dụng bằng cách mẹ đặt 1 đầu ống vào mũi trẻ, đầu còn lại sẽ dùng miệng hút. Dụng cụ này giá thành phải chăng, dễ điều chỉnh lực hút, sử dụng được nhiều lần. Nhưng dễ lây bệnh cảm lạnh, cúm từ mẹ sang bé.
- Loại cao cấp hơn, các mẹ có thể lựa chọn máy hút mũi chạy bằng pin. Các mẹ chỉ việc bấm nút và chờ đợi đến khi xong. Dùng tiện lợi, dễ vệ sinh nhưng giá đắt, khó điều chỉnh lực hút.
- Chọn dụng cụ hút mũi có thương hiệu rõ ràng, chất lượng đã được kiểm định.
Cách hút mũi cho trẻ đảm bảo an toàn và hiệu quả
Để quá trình hút mũi cho trẻ được hiệu quả và an toàn thì bạn cần phải có sự hỗ trợ của nước muối sinh lý. Quy trình như sau:
- B1: Nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm ẩm và lỏng các chất nhầy, dễ dàng hút chúng ra. Các mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc hoặc pha tại nhà bằng cách hòa tan 1⁄4 thìa muối tinh khiết trong 240ml nước sạch. Mỗi ngày pha 1 lần và bảo quản trong chai sạch, có nắp đậy.
- B2: Để trẻ nằm trên gối cao hoặc nằm nghiêng để giảm cảm giác khó chịu. Dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt, xịt trực tiếp dung dịch vào mũi trẻ rồi dùng dụng cụ hút mũi, hút nhẹ nhàng. Sau đó lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục hút bên mũi còn lại. Các mẹ giữ bé nằm nguyên tư thế trong 10 giây. Dòng nước muối sẽ rửa trôi đờm trong mũi. Lưu ý các mẹ nên hút mũi cho trẻ khi đói để hạn chế việc bé nôn ói khi dịch mũi bị chảy xuống cổ họng.
- B3: Dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm xoắn lại, đưa vào lau khô nhẹ nhàng mũi cho bé.
Lưu ý khi hút mũi cho trẻ:
- Đối với trẻ trên 2 tuổi thì có thể dùng chai xịt dạng phun sương đã được bán tại nhà thuốc, xịt mỗi bên 2 lần và giữ trong khoảng 10 giây để bé “hỉ” mũi sạch ra.
- Nếu thấy trẻ vẫn còn nghẹt mũi, sau 5 phút có thể nhỏ thêm 1 ít nước muối nữa. Nhưng các mẹ tuyệt đối không hút cho bé nhiều hơn 3-4 lần/ngày. Bởi vì việc lạm dụng dụng cụ hút mũi sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi trẻ.
- Không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì chúng dễ làm khô bên trong mũi, tình trạng viêm mũi tồi tệ hơn.
- Thực hiện thao tác hút mũi phải nhẹ nhàng, hút quá mạnh dễ gây viêm mô mũi, chảy máu, mũi bị tổn thương.
- Sau khi dùng dụng cụ hút mũi các mẹ phải vệ sinh sạch sẽ. Dùng xà phòng lành tính và nước ấm rửa sạch, cho một chút nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, xả ra, thực hiện thao tác nhiều lần. Rửa sạch rồi đặt dụng cụ ở nơi khô thoáng.
- Mỗi lần dùng giấy mềm lau sạch mũi, dãi vứt bỏ ngay khi sử dụng. Không dùng khăn xô vì sau khi lau mũi, vì nếu không giặt vi khuẩn, virus vẫn bám lại trên khăn.
Xem thêm:
- Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?
- Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh