Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Thời tiết mùa hè sẽ thuận lợi hơn nhiều cho việc tắm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè để bảo vệ làn da và sức khỏe của bé
Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
1. Lưu ý đến nhiệt độ phòng
Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh còn rất kém, chính vì vậy, khi tắm cho trẻ sơ sinh cần giữ cho phòng thoáng khí, không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để trẻ sơ sinh nằm ngay dưới quạt điều hòa, tốt nhất không cần mở quạt điều hòa. Nhiệt độ phòng phù hợp cho bé khoảng 26 – 28 độ C.
Với trẻ sơ sinh, cũng cần hạn chế bế trẻ ra ngoài. Việc thay đổi nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh đột ngột kèm các yếu tố môi trường có thể làm tăng tiết dịch ở mũi và miệng, không tốt cho trẻ sơ sinh.
2. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Nên chọn thời điểm tắm cho bé lúc còn ánh sáng mặt trời. Thời gian lý tưởng nhất là 10h – 10h30 sáng hoặc 15h – 16h chiều.
Nhiều mẹ có suy nghĩ mùa hè có thể tắm cho bé hàng ngày . Thật ra, điều này không cần thiết với trẻ sơ sinh. Việc tắm nhiều lần 1 ngày hoặc tắm hàng ngày có thể làm trôi đi lớp bảo vệ tự nhiên của trẻ, làm da trẻ bị khô, giảm khả năng tự bảo vệ. Nên tắm cho trẻ sơ sinh 2 ngày/lần vào mùa hè.
3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
- Nên đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để khi đặt bé vào không bị trượt
- Đổ nước nóng vào trước sau đó thêm nước lạnh vào từ từ sao cho nước ấm vừa tắm cho bé. Mực nước cao khoarg 8cm, cao đến vai bé khi đặt vào
- Rửa mặt cho bé bằng cách lấy bông sạch lau từ trong ra ngoài, dùng tăm bong lau sạch vành tai (chỉ lau ngoài vành tai, không cho vào phía trong tai bé)
- Lau các bộ phần khác trên cơ thể bé: cổ, lưng, bụng, chú ý những phần có nếp gấp như nách, bẹn...
- Gội đầu cho bé: Sau khi tắm cho bé xong mới tiến hành gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu và quấn vào khăn khô, mềm để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé (để tránh nước và dầu gội đầu chảy vào mắt), dội nước từ từ nên đầu bé, xoa 1 chút dầu gội và gội sạch ngay.
- Lau khô đầu và toàn bộ cơ thể bé, chú ý lau khô cả các kẽ ngón tay, kẽ ngón chân.
- Thoa phấn rôm và mặc quần áo cho bé. Lưu ý, nên chuẩn bị quần áo, tất tay, tất chân, mũ sẵn sàng cho bé để khi tắm xong mặc vào luôn, tránh để bé bị lạnh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
4. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Nếu bé chưa rụng rốn: Không được làm ướt rốn bé khi tắm, có thể tiến hành như sau:
Làm ướt phần trên rốn (nách, tay, ngực...) sau đó chuyển bé sang tay phải sao cho đầu bé quay vào nách mẹ rồi đặt mông bé vào chậu nước và tiến hành tắm phần dưới rốn: bẹn, chân, hậu môn, cơ quan sinh dục... Sau đó tráng lại bằng chậu nước sạch thứ 2
Nếu bé đã rụng rốn, chân rốn đã lành: Có thể làm ướt rốn bé khi tắm.
Đỡ đầu và cổ bé bằng 1 tay, tay còn lại nhẹ nhàng kỳ cọ cơ thể bé. Tráng lại người bé bằng một chậu nước sạch khác.
5. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
- Ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần hết sức lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ. Thông thường, trẻ sẽ rụng rốn sau khi sinh khoảng 5 đến 7 ngày. Nhiễm trùng rốn kéo theo những hậu quả rất nguy hiểm như hiễm trùng máu, rỉ nước vàng...
- Rửa tay bằng xà phòng và sát trùng 1 lần nữa bằng cồn trước khi thực hiện vệ sinh rốn cho trẻ
- Dùng bông thấm nước sạch lau quanh rốn và thấm khô lại phần chân rốn và cuống rốn
- Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng xung quanh rốn
- Để hở hoặc chỉ băng lại bằng gạc mỏng
- Quấn tã phần dưới rốn để chất thải của bé (nước tiểu, phân) không vào vùng rốn, gây nhiễm trùng.