Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sởi
Sởi là một loại bệnh bùng phát và lây lan khá nhanh, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Lo lắng, bối rối không biết nên chăm sóc trẻ như thế nào, có nên tắm cho trẻ hay không... là những câu hỏi được quan tâm nhất.
Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sởi
Hãy để HoiBenh giải đáp giúp các mẹ.
1. Tìm hiểu chung về bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, bị nhiều ở trẻ em từ 5-7 tuổi. Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, thường xảy ra vào mùa đông và xuân.
Khi bị sởi, người bệnh sẽ bị suy giảm miễn dịch rất nhanh, dễ gây nên những biến chứng về hô hấp, viêm não, mù lòa, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.
>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi - "kẻ giết người" gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Khi mắc bệnh, trẻ thường có dấy hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao, khoảng 39.5-40 độ, có thể kèm theo co giật. Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác như: chảy nước mắt, sợ ánh sáng, hắt hơi, sổ mũi, ho đờm hay tiêu chảy.
2. Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ bị sởi
Trong dân gian thường truyền tai nhau rằng: Nếu bị sởi thì phải kiêng gió và nước. Trên thực tế, lời khuyên này không sai bởi khi tắm, trong thời tiết lạnh đột ngột, gió lùa vào, thời gian tắm lại quá lâu sẽ dễ khiến trẻ bị viêm phổi và biến chứng.
Tuy nhiên, không nên quá khắt khe và “quá kiêng” như vậy. Có nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng da và bội nhiễm da cho cha mẹ kiêng quá mức, dẫn đến vệ sinh kém. Vì vậy, khi trẻ bị mắc bệnh sởi, mẹ nên biết cách tắm khoa học cho bé để tránh tình trạng bội nhiễm do nhiễm trùng cũng như biến chứng khác:
- Mẹ hãy tắm cho bé trong phòng kín gió vào thời điểm ban ngày và phải sử dụng nước ấm vừa phải. Mẹ vẫn có thể dùng dầu gội và xà phòng tắm như bình thường để làm sạch mồ hôi và loại bỏ những vi khuẩn bám trên da.
- Mẹ nên tắm cho bé thật nhanh chóng, không nên để quá lâu. Sau khi tắm phải lâu khô thật kỹ cho bé, đặc biệt là vùng đầu, các kẽ và nếp gấp khửu tay, cổ, nách, bẹn...
- Mẹ nên tắm hàng ngày cho bé, bởi khi bé bị sởi trong thời tiết nóng bức, vùng da tổn thương làm bé rất ngứa và khó chịu, dễ gây bội nhiễm.
- Bên cạnh đó, mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, mũi, tai cho bé để phòng ngừa bội nhiễm sau khi mắc bệnh.
Các mẹ đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không được tắm bằng nước mùi già cho trẻ bị sởi bởi mùi già có tác dụng phòng sởi rất tốt nhưng không thể dùng tắm do trẻ đã bị sởi.
3. Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị sởi
Chăm sóc trẻ bị sởi là một việc làm không hề đơn giản. Nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sởi có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn đến tử vong, tổn thương não nghiêm trọng, hay gây tâm thần phân liệt, trầm cảm...
Vì vậy, nếu trẻ mắc sởi, mẹ hãy chăm sóc trẻ theo những cách sau:
- Mẹ tích cực bổ sung vitamin A cho trẻ. Theo tổ chức y tế khuyến cáo, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em. Việc bổ sung vitamin A bằng đường uống đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng khác ở trẻ em.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Hàng ngày mẹ phải vệ sinh da dẻ, răng, miệng, mắt cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn, lở loét. Mẹ nên lau mắt hay lau người cho trẻ bằng nước ấm. Với những trẻ lớn , mẹ cho bé súc miệng nước muối pha loãng, nhỏ mắt nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
- Vệ sinh môi trường sống là một trong những biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây lan và biến chứng. Mẹ nên làm sạch khuẩn ở những nơi vi khuẩn có thể lây lan, tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi, vật dụng của trẻ mắc bệnh. Mẹ cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu ăn và sau khi tiếp xúc với trẻ.
Như vậy, cha mẹ cần có những hiểu biết đúng đắn, tránh những quan niệm sai lầm để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Trong đó, việc tắm cho trẻ bị sởi cần phải được làm một cách khoa học để vệ sinh thân thể và tránh bội nhiễm cho trẻ về sau.