Hướng dẫn lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết cho mẹ bầu

Nếu đang ở giai đoạn những tháng sau cùng của thai kì, mẹ bầu cần quan tâm đến lịch khám thai 3 tháng cuối. Cùng HoiBenh tìm hiểu những lưu ý cho lần thăm khám quan trọng này trong bài viết sau đây.

Hướng dẫn lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết cho mẹ bầu Hướng dẫn lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết cho mẹ bầu

Nếu đang ở giai đoạn sau của thai kì, mẹ bầu cần quan tâm đến lịch khám thai 3 tháng cuối. Cùng HoiBenh tìm hiểu những lưu ý cho lần thăm khám quan trọng này trong bài viết sau đây.

Mục đích của việc khám thai 3 tháng cuối

Lịch khám thai 3 tháng cuối rất quan trọng bởi thời điểm này các cơ quan trong cơ thể thai nhi bắt đầu hoàn thiện hơn. Não phát triển nhanh chóng, các mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da, có thể đo được biểu đồ tim thai và cân nặng của thai nhi tăng nhanh. Việc khám, siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp kiểm tra tốt nhất sự phát triển của trẻ cũng như phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe và can thiệp kịp thời.

vicare.vn-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-va-nhung-dieu-me-bau-khong-nen-bo-qua-body-1
Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối theo lịch hẹn của bác sĩ

Thêm nữa, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ cũng sẽ có nhiều thay đổi lớn như: nằm khó thở, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch, phù chân, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu,... Nguyên nhân của tình trạng này do thai nhi phát triển lớn cần nhiều dưỡng chất từ cơ thể mẹ, trọng lượng cơ thể tăng,... và cần được điều chỉnh, bổ sung bằng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

Khi mẹ bầu đến khám thai tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ ra những vấn đề về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng với đó, Mẹ bầu sẽ được nghe những lời khuyên phù hợp nhất cho việc ăn uống, tập luyện để thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe mạnh để “vượt cạn” thành công.

Ngoài ra, còn một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra vào giai đoạn cuối thai kỳ như: tiền sản giật, đa ối, tiểu đường, thiếu ối, nhau bong non, sinh non, thai to, thai thiếu cân, thai chết lưu,... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần nhớ kĩ lịch khám thai 3 tháng cuối và đi khám đầy đủ như đã hẹn.

Lịch khám thai 3 tháng cuối

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe.

  • Từ tuần thứ 30 phải khám 2 tuần 1 lần
  • Từ tuần thứ 36 phải khám liên tục mỗi tuần 1 lần
  • Đặc biệt, trong những tuần cuối ngày khi thấy có các biểu hiện bất thường của cơ thể, mẹ bầu cần đi khám ngay.

Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần nhớ rõ về lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn, tuyệt đối không chủ quan với việc kiểm tra, siêu âm thai 3 tháng cuối.

Những xét nghiệm quan trọng cần thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

1. Đo cân nặng và chiều cao của tử cung

Do 3 tháng cuối thai nhi sẽ phát triển rất nhanh nên cần phải làm kiểm tra về cân nặng và bề cao của tử cung để xác định có đáp ứng tốt hay không. Thông thường, trong 3 tháng cuối bà bầu có thể tăng đến 6 kg, trung bình mỗi tháng là 2kg mới có thể đáp ứng được sự phát triển của thai nhi.

Trường hợp đo cân nặng và chiều cao không đảm bảo hoặc thừa cân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu về việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhất.

2. Đo huyết áp và xét nghiệm đạm niệu

vicare.vn-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-va-nhung-dieu-me-bau-khong-nen-bo-qua-body-2
Đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ nguy hiểm

Kiểm tra huyết áp và đạm liệu nhằm xác định bạn có nguy cơ bị tiền sản giật ở mẹ bầu. Do tiền sản giật là hội chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của mẹ và thai nhi, cần kiểm tra để có phương pháp xử lý sớm, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

3. Thăm khám cổ tử cung

Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra độ dài và độ mở của tử cung để sớm phát hiện những trường hợp sinh non. Nếu có dấu hiệu sinh non, cần can thiệp sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bởi trẻ bị sinh non, sinh thiếu quá nhiều tháng sẽ có nguy cơ đối mặt với một số bệnh nguy hiểm như: bệnh mang trong, viêm phổi, chậm phát triển thể chất, ảnh hưởng trí tuệ, dị tật thai nhi,...

4. Xét nghiệm máu

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Tình trạng này nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: mẹ bị tiền sản giật, bệnh về thận, bệnh về tim,..; thai nhi dị tật, thai chết lưu, suy hô hấp, hạ đường huyết, vàng da,... Do đó, mẹ bầu cần làm xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu tiểu đường trong giai đoạn này.

5. Xét nghiệm nước tiểu

Một trong những xét nghiệm quan trọng bà bầu cần thực hiện là xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra, tầm soát nhiễm trùng tiểu. Bệnh lý này tuy đơn giản nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ gây viêm nhiễm nghiêm trọng làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, nhiễm trùng sơ sinh,...

6. Theo dõi tim thai và cơn co tử cung

Bắt đầu bước sang tuần 35 là đã có thể đo được biểu đồ tim thai của thai nhi và các cơn co tử cung. Thực hiện kiểm tra này để xác định sức khỏe, sự phát triển của thai nhi và sớm phát triển các tình trạng suy thai, tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ...

7. Siêu âm thai

Lịch siêu âm thai trong 3 tháng cuối rất quan trọng để kiểm tra sự phát triển của thai cũng như kịp thời pháp hiện những dấu hiệu bất thường. Bắt đầu từ tuần 30 phải siêu âm thường xuyên 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ tuần 36 là mỗi tuần một lần. Khi có dấu hiệu bất thường cũng cần siêu âm ngay.

8. Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

Trong giai đoạn này mẹ bầu cũng cần làm các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm như: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai,... để xử lý sớm, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sang con.

Ngoài ra, mẹ bầu còn cần thực hiện các xét nghiệm khác về tim, thận, tuyến giáp, kích chậu,... để kiểm tra sức khỏe và những bất thường trong thai kỳ.

Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ cần đi khám thai ngay

Ngoài lịch khám thai 3 tháng cuối và những xét nghiệm quan trọng cần thực hiện, mẹ bầu cần chú ý nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng đều phải đi kiểm tra ngay. Bởi bất cứ sự thay đổi nào trong giai đoạn này cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Một số dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay là:

  • Ra máu bất thường ở vùng kín
  • Có cảm giác đau tức, nặng bụng dưới và đau lưng
  • Xuất hiện những cơn co giật kèm đau, khó chịu
  • Âm đạo chảy dịch nhầy bất thường
  • Thai nhi đạp bất thường
  • Sưng, phù nề
  • Đau bụng nhiều
vicare.vn-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-va-nhung-dieu-me-bau-khong-nen-bo-qua-body-3
Nếu cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng bất thường, mẹ bầu cần đi khám ngay

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối

Cùng với những lưu ý trong lịch khám thai 3 tháng cuối, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt, chế độ ăn uống, vận động để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho quá trình chuyển dạ.

  • Có chế độ ăn uống đủ chất, khoa học theo lời khuyên của bác sĩ
vicare.vn-lich-kham-thai-3-thang-cuoi-va-nhung-dieu-me-bau-khong-nen-bo-qua-body-4
Tập thể thao nhẹ nhàng để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho chuyển dạ
  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga
  • Đếm cử động của thai nhi mỗi ngày 3 lần
  • Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở
  • Tham gia các lớp học để chuẩn bị trước sinh
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ

Vì sự an toàn sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan với lịch khám thai 3 tháng cuối cũng như những lưu ý của bác sĩ chuyên khoa. Hãy chuẩn bị thật tốt để chào đón con yêu khỏe mạnh ra đời.

Xem thêm:

  • Mang thai và chuyển dạ - Sản phụ nên đến bệnh viện lúc nào? (Tư vấn của TS.BS Nguyễn Công Nghĩa - Trưởng khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Vinmec Times City)
  • Những điều cần biết về lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ
  • Khám thai định kỳ như thế nào là hợp lý và lịch khám thai 3 tháng cuối kỳ như thế nào