Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp, đặc trưng là tình trạng đi phân lỏng nước hơn ba lần trong một ngày. Những kiến thức về điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp dưới đây sẽ giúp phụ huynh có cách xử trí chính xác hơn khi con mình mắc bệnh.

Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

vicare.vn-huong-dan-dieu-tri-va-cham-soc-tre-bi-tieu-chay-cap-body-1
Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp không bị mất nước có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ có thể điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em theo hướng dẫn sau:

Bù dịch bằng cách cho trẻ uống nhiều hơn :

Các loại dịch được sử dụng bao gồm: Oresol, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả hoặc súp gà súp thịt, các loại nước trái cây như nước dừa, nước ép không đường. Không sử dụng các loại nước ngọt, nước có gas để bù dịch cho trẻ.

Cách sử dụng Oresol: pha gói Oresol với đủ lượng nước như hướng dẫn, có thể sử dụng trong ngày, cho trẻ uống sau mỗi lần đi tiêu chảy, đút chậm từng thìa, nếu trẻ bị nôn thì ngưng lại 10 phút rồi đút tiếp.

  • Trẻ < 2 tuổi : uống 50 -100 ml
  • Trẻ > 2 tuổi : uống 100 – 200 ml

Dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy cấp:

Trong trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Nếu sử dụng sữa công thức thì không cần đổi loại sữa cũng như cách pha mà duy trì như khi trẻ không bị tiêu chảy. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ bị tiêu chảy cấp cần được tăng dần lên, bổ sung thực phẩm chứa kali như hoa quả tươi đặc biệt là chuối.

Sau đợt điều trị tiêu chảy có thể cho trẻ ăn thêm một bữa để bổ sung dinh dưỡng.

Cần bổ sung kẽm trong 10 tới 14 ngày để niêm mạc đường ruột nhanh chóng lành lại.

  • Với trẻ từ 1 đến 6 tháng : 10mg/ngày
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên : 20 mg/ngày.

Với trẻ có mất nước thì cần được điều trị bù dịch tích cực tại cơ sở y tế, không nên tự ý điều trị tại nhà.

vicare.vn-huong-dan-dieu-tri-va-cham-soc-tre-bi-tieu-chay-cap-body-2
Cho trẻ uống oresol để bù dịch

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Trong trường hợp trẻ tiêu chảy không mất nước, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà, theo dõi chặt chẽ số lần đi phân lỏng, lượng phân, màu sắc phân, có lẫn máu hay không, đáp ứng của trẻ với bù nước, khả năng ăn uống hàng ngày của trẻ. Và trẻ cần được tái khám đúng lịch hẹn theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Quan trọng hơn nữa là trẻ cần được theo dõi các dấu hiệu cần tái khám ngay: Sốt cao không hạ, co giật, nôn nhiều, nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống được, phân có lẫn máu, chướng bụng... hoặc cha mẹ thấy trẻ có vẻ nặng hơn.

Những việc không nên làm khi trẻ bị tiêu chảy cấp:

  • Hạn chế cho trẻ uống nước vì sợ trẻ tiêu chảy nhiều hơn;
  • Sử dụng các phương pháp có tác dụng cầm tiêu chảy như : nước đọt ổi non, nước sắc vỏ măng cụt, các loại thuốc cầm tiêu chảy vì sẽ làm tích tụ vi khuẩn và chất độc lại trong ruột ;
  • Sử dụng kháng sinh : Kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường hợp có nghi ngờ tiêu chảy do nhiễm khuẩn,
  • Cữ ăn uống quá mức, không cho trẻ ăn chỉ cho ăn nước cháo loãng: dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết để trẻ hồi phục.

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp, trong trường hợp nhẹ có thể tự theo dõi và chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà với các nguyên tắc cơ bản là bù dịch, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung kẽm và theo dõi các dấu hiệu cần tái khám ngay.

Xem thêm:

  • Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị
  • Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp có nguy hiểm không?