Hướng dẫn đầy đủ từ Bác sĩ BV Nhi đồng về chăm sóc trẻ ngày nắng nóng

Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt như hiện nay thật sự là một mối lo ngại lớn của phụ huynh bởi đi kèm với nó là nguy cơ trẻ bị suy nhược vì nắng. Vậy thì làm sao để chăm sóc trẻ mùa nắng nóng để giúp bé khỏe mạnh vượt qua thời gian này? Hãy xem những hướng dẫn khoa học từ bác sỹ Bệnh Viện Nhi đồng ngay dưới bài viết này.

Hướng dẫn đầy đủ từ Bác sĩ BV Nhi đồng về chăm sóc trẻ ngày nắng nóng Hướng dẫn đầy đủ từ Bác sĩ BV Nhi đồng về chăm sóc trẻ ngày nắng nóng

Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt như hiện nay thật sự là một mối lo ngại lớn của phụ huynh bởi đi kèm với nó là nguy cơ trẻ bị suy nhược vì nắng. Vậy thì làm sao để chăm sóc trẻ mùa nắng nóng để giúp bé khỏe mạnh vượt qua thời gian này? Hãy xem những hướng dẫn khoa học từ bác sỹ Bệnh Viện Nhi đồng ngay dưới bài viết này.

Thiết bị làm mát môi trường cần có tần suất sử dụng hợp lý

Do thời tiết ngày càng nắng nóng và khó chịu, rất nhiều gia đình đã giúp bé thoải mái hơn qua việc bật máy lạnh và để bé sinh hoạt ở không gian mát mẻ này. Tuy nhiên, nếu như bạn không chú ý sử dụng máy lạnh vừa phải, việc này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.

Cụ thể hơn, khi bé sống và sinh hoạt trong môi trường máy lạnh với thời gian kéo dài hơn 4 tiếng, nhiệt độ thấp của phòng sẽ khiến đường hô hấp của bé bị khô, do đó sức đề kháng hô hấp giảm và dễ bị viêm nhiễm trùng hệ thống này. Một số bệnh lý phổ biến trong trường hợp này là viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm mũi xuất tiết... Trẻ sơ sinh bị viêm họng một phần nhiều cũng do yếu tố này gây nên.

Do đó, nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng điều hòa, hãy sử dụng điều độ với tần suất vừa phải. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng nên đặt thấp hơn môi trường từ 8 độ C đến 10 độ C là vừa đủ. Nhiệt độ phòng lý tưởng nhất trong mùa nắng nóng là 28 độ C.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé uống thật nhiều nước để tránh bị khô họng và hạn chế để bé ngồi quá lâu trong điều hòa, ngăn ngừa tình trạng ngạt mũi, đau đầu, viêm họng hay chóng mặt...

Một chú ý nữa dành cho bạn là khi muốn đưa bé ra bên ngoài từ phòng lạnh, bạn phải từ từ mở rộng cửa và đợi từ 2 đến 3 phút sau mới để bé ra ngoài. Điều này sẽ giúp bé có đủ thời gian thích nghi với chuyển đổi không khí của bên ngoài, tránh sốc nhiệt.

Nếu đứa trẻ của bạn vẫn không ngừng ho sau một tuần, và dĩ nhiên nếu con của bạn có triệu chứng khó thở nghiêm trọng thì hãy gọi 911 ngay lập tức

Hướng dẫn chăm sóc trẻ mùa nắng nóng đúng cách

Dưới đây là một số điều cần thực hiện để giúp bé khỏe mạnh ngay cả những ngày nắng nóng:

  • Vệ sinh cá nhân: đầu tiên, hãy tạo cho bé những thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày như rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, đánh răng 2 lần/ngày... sẽ giúp bé chủ động loại bỏ các tác nhân có thể gây bệnh.
  • Tích cực chăm sóc bé trong ngày nóng: phụ huynh hãy mua cho bé khẩu trang khi ra đường; mỗi ngày, nên nhỏ mắt và nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý loãng để làm sạch những khu vực này vì chúng thường xuyên phải tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, bụi bẩn từ bên ngoài.
  • Không cho bé chơi dưới nắng nhiều giờ liền: thời gian này, bé cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì nắng ở khung giờ này có rất nhiều bức xạ nguy hại cho bé. Khi đi học, bạn cần chuẩn bị và nhắc nhở bé đội nón/mũ rộng vành.
  • Cho bé uống nhiều nước: thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể của bé dễ dàng rơi vào tình trạng mất nước qua đường mồ hôi, dẫn đến thể trạng suy kiệt. Vì thế, ba mẹ phải đặc biệt chú ý bổ sung cho bé lượng nước cần thiết. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày bé cần ít nhất 50ml/kg thể trọng.
  • Thiết lập môi trường trong lành: đây là điều kiện thuận lợi để lăng quăng sinh trưởng mạnh và phát dịch sốt xuất huyết. Vì thế, các bậc phụ huynh phải giữ vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống quanh bé trong lành, thông thoáng. Bạn cũng phải phát quang môi trường nhằm loại bỏ các vũng nước đọng để ngăn ngừa sự sinh sản của muỗi vằn.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đặc trưng cho ngày nóng

Trẻ em vào những mùa này sẽ rất dễ mắc bệnh và trong đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm họng là phổ biến hơn cả. Chính vì thế, để giúp bé ngăn ngừa bị nhiễm phải các bệnh mùa hè, ngoài phương pháp chăm sóc, ba mẹ cũng phải quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị bệnh cao hơn người lớn do nhiễm trùng đường ruột

Tăng cường dịch uống

Như đã nhắc đến ở phần 2, mùa hè sẽ làm bé mất nước nhiều hơn so với các thời gian khác trong năm và tình trạng này càng mạnh mẽ hơn đối với những bé hiếu động. Vì thế, ba mẹ phải tăng cường dịch uống hàng ngày để bồi hoàn lại nước đã mất của bé. Bạn có thể cho bé uống các loại nước giàu vitamin và khoáng chất như nước trái cây, nước mía, nước rau má... và dĩ nhiên không thể thiếu nước lọc. Việc này sẽ làm cơ thể bé luôn được thanh lọc, giải phóng độc tố và tăng cường đề kháng.

Đối với trẻ sơ sinh, bú mẹ là việc tiên quyết

Nếu bé nhà bạn vẫn còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì đừng dừng việc này lại. Trong sữa mẹ có kháng thể và dưỡng chất dồi dào giúp bé khỏe mạnh hơn.

Chè và các món canh bổ dưỡng cũng cần thêm vào thực đơn

Rất nhiều bé thích ăn chè vì vị ngọt và thanh, màu sắc đa dạng. Ba mẹ có thể tận dụng điểm

này để thêm vào thực đơn các món chè bổ dưỡng, vừa giúp bé ăn ngon, vừa bổ sung nước lại vừa cung cấp cho bé nguồn dưỡng chất quan trọng.

Bài viết đã trình bày cho ba mẹ tổng hợp các phương pháp chăm sóc trẻ mùa nắng nóng từ bác sỹ của bệnh viện Nhi Đồng. Bạn hãy chú ý và áp dụng lần lượt các giải pháp trên để giúp bé và cả gia đình vượt qua mùa nóng khỏe mạnh.

Xem thêm :

  • Nắng nóng, trẻ bị rôm sảy nên và không nên làm gì?
  • Mùa hè nóng bức nên tắm cho trẻ vào lúc nào là đúng cách
  • Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện do nắng nóng gay gắt