Hướng dẫn chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo
Bệnh thủy đậu thường gặp nhất ở trẻ em. Vì các em còn nhỏ, sức đề kháng yếu lại chưa biết cách giữ vệ sinh đúng cách làm virus dễ tấn công. Khi trẻ bị thủy đậu không những cho trẻ đi khám ngay mà còn phải biết cách chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo và nhanh khỏi bệnh nhất.
Hướng dẫn chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo
Bệnh thủy đậu thường gặp nhất ở trẻ em. Vì các em còn nhỏ, sức đề kháng yếu lại chưa biết cách giữ vệ sinh đúng cách làm virus dễ tấn công. Khi trẻ bị thủy đậu không những cho trẻ đi khám ngay mà còn phải biết cách chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo và nhanh khỏi bệnh nhất.
Nắm rõ các dấu hiệu của trẻ bị thủy đậu
Để chăm sóc trẻ bị thủy đậu, đầu tiên, mẹ cần chắc chắn rằng loại bệnh trẻ đang mắc là thủy đậu. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ có đang bị thủy đậu?
Ban đầu trẻ sẽ bị sốt cao, tiếp đó là cảm giác chán ăn, cơ thể suy kiệt mệt mỏi, bắt đầu nổi hạch sau tai và họng bị viêm đỏ. Sau khi có các triệu chứng ban đầu xuất hiện, trên người trẻ sẽ bắt đầu nổi lên các nốt đỏ hay còn gọi là hồng ban. Tầm một đến 2 ngày sau khi nốt đỏ nổi lên sẽ chuyển thành các nốt đậu. Đồng thời sẽ hiện lên các nốt phỏng nước. Các hạt thủy đậu hay phỏng nước thường xuất hiện ở ngực, mặt hay lưng trẻ rồi phát ra các nơi khác trên cơ thể.
Tiếp đó vài ngày, dấu hiệu trẻ bị thủy đậu là các nốt đậu, mụn nước bắt đầu vỡ ra và đóng vảy sau đó là hết. Tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo trên da.
Hướng dẫn chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo
Dù rằng dân gian có nhiều cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu, nhưng không phải cách nào cũng đúng cũng hay và đặc biệt là với trẻ bị thủy đậu. Thực tế, đối với các bà mẹ trẻ việc chăm sóc con bị thủy đậu còn rất nhiều lúng túng. HoiBenh mách cho bạn cách chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo ngay dưới đây, phương pháp này sẽ giúp mẹ an tâm và điều trị cho trẻ bị thủy đậu.
Giúp bé giữ vệ sinh
Nếu mẹ không vệ sinh cho trẻ hằng ngày sẽ làm cho trẻ bị thủy đậu dễ bị nhiễm trùng, thậm chí là gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, thậm chí có thể bị tử vong.
Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng là chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên và mỗi ngày tắm một lần cho bé. Mẹ hãy tắm cho bé bằng nước ấm và tắm thật nhanh, không cho bé ngâm mình lâu trong nước. Mẹ lưu ý lúc tắm cho con phải nhẹ nhàng, hạn chế không để các mụn nước chảy nhớt ra dễ lây ra các vùng khác. Tắm xong mẹ hãy dùng loại khăn dễ thấm nước dể thấm lên mình bé, không chà lên người bé.
Chăm sóc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu bắt đầu bằng cảm giác mệt mỏi và biếng ăn. Nên mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, mẹ hãy nấu món cháo thịt heo nạc kèm với đậu xanh cho trẻ ăn, có thể đổi món bằng súp nhưng tuyệt đối không nấu súp hải sản hay súp thịt gà.
Cho trẻ ăn và uống các loại các loại rau quả có chứa nhiều vitamin như cà chua, cà rốt,.... Mẹ cũng lưu ý không nên cho trẻ uống sữa hay ăn váng sữa, phô mai vì những loại này tuy bổ nhưng lại dễ ủ bệnh lâu hơn.
Đối với trẻ bị thủy đậu thì mẹ cần chú ý kiêng ăn các loại thực phẩm không tốt, nên ăn các loại thực phẩm mang tính mát và cũng nên ăn nhiều rau củ quả để cho trẻ bú.
Giảm đau và sốt cho bé
Nếu bé bị đau hay bị sốt, mẹ có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn. Đặc biệt mẹ không được sử dụng aspirin vì thuốc này khi điều trị thủy đậu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Giữ bé trong môi trường thoáng mát
Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy hơn. Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.
Các lỗi cha mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Khi con bị thủy đậu, bố mẹ vẫn thường mắc các lỗi sau:
Kiêng quá kỹ gió, nước
Để thủy đậu không lây lan hoặc đề phòng biến chứng, nhiều bố mẹ đã kiêng thật kỹ gió, nước nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Theo Bác sĩ Hồ Thị Hoài Thu (Bệnh viện Da liễu Hà Nội), trẻ vẫn cần được tắm rửa, vệ sinh hàng ngày nhưng phải đun nước ấm, tắm nhanh hơn trẻ khỏe mạnh, giữ ấm cơ thể, chú ý súc miệng nước muối thường xuyên và ăn uống nhiều chất để tăng cường sức đề kháng.
Bôi tràn lan Xanh methylen khắp người
Khi thấy con bị thủy đậu, không cần tư vấn của bác sĩ, nhiều bố mẹ nghĩ ngay đến việc bôi thuốc Xanh methylen chi chít cho con vào các nốt phỏng. Có người còn chọc cho nốt phỏng vỡ ra và bôi thuốc vào để “diệt tận gốc”. Tuy nhiên, khi nốt phỏng chưa vỡ, bôi thuốc là không cần thiết, trẻ không thích vì nhem nhuốc, thậm chí còn gãi thêm. Chỉ khi nốt phỏng vỡ, chấm trực tiếp thuốc Xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.
Theo BS Trần Văn Học – Bệnh viện Nhi Trung ương, chú ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin, thuốc đỏ hay nghệ tươi. Ngoài ra, cũng không nên chọc nốt phỏng ra vì không có tác dụng gì, nếu không bị nhiễm trùng thì vết xước nhỏ trên da sẽ tự khỏi và không để lại sẹo.
Tắm lá vô tội vạ
Theo các chuyên gia, bố mẹ cần thận trọng khi mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi bởi da em bé (nhất là trẻ sơ sinh) rất mỏng, dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng da sẽ để lại sẹo xấu, nặng nữa là nhiễm trùng huyết, trầm trọng hơn thì gặp biến chứng vào phổi.
Không cách ly trẻ
Thủy đậu là bệnh lây lan rất nhanh, ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức là trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày.
Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của con cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi. Hi vọng cách chữa thủy đậu cho trẻ không để lại sẹo trên đây sẽ giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.