Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo

Sau khi trẻ được sinh ra, các bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn, bạn cần phải có cách cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh cẩn thận để tránh gặp các sự cố như là bị mưng mủ, bục chỉ... Để việc chăm sóc tốt hơn, bạn cần biết thêm các cách giúp giảm đau và cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn.

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo

Ai sẽ bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Thủ thuật cắt tầng sinh 1 là việc rạch 1 đường ngắn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn (hay còn gọi là tầng sinh môn), trong quá trình âm đạo mở rộng để sinh em bé.

Thông thường, khi bác sĩ nhìn thấy đầu trẻ, họ sẽ đỡ đầu trẻ và cằm để giúp trẻ ra khỏi âm đạo dễ hơn. Khi đầu trẻ ra được rồi, vai và phần còn lại của cơ thể sẽ ra theo một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đôi khi âm đạo của sản phụ lại mở chưa đủ rộng để đầu trẻ có thể lọt ra ngoài. Trong trường hợp này, việc rạch tầng sinh môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để giúp cho sản phụ sinh em bé. Việc chủ động rạch này sẽ tốt hơn là để âm đạo bị rách. Bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn ngay lúc đầu trẻ đã mở rộng âm đạo khoảng vài cm. Sau khi lấy nhau thai ra, bác sĩ cho dùng thuốc tê để giúp bạn giảm đau và khâu lại tầng sinh môn lại.

Không phải ai cũng sẽ cần rạch tầng sinh môn khi sinh. Nếu âm đạo bạn giãn đủ rộng để trẻ đi qua, bạn sẽ không cần đến thủ thuật này. Còn nếu như âm đạo bạn hẹp, việc rặn quá sức mà không chủ động rạch sẽ khiến tầng sinh môn bị rách. Vết thương sẽ xấu, khó khâu hơn và thậm chí gây ra biến chứng chảy máu nặng nề.

Bạn sẽ cần rạch tầng sinh môn khi:

  • Em bé không đủ oxy
  • Sinh khó như em bé nằm ngôi mông hoặc chân ra trước khi vai em bé bị mắc lại.
  • Rặn thời gian dài khi sinh
  • Sinh cần dùng forceps hoặc máy hút hỗ trợ
  • Em bé quá lớn
  • Em bé sinh non.
vicare.vn-huong-dan-chi-tiet-cach-ve-sinh-vet-rach-tang-sinh-mon-sau-sinh-de-do-dau-mau-khoi-khong-de-lai-seo-body-1
Cần rạch tầng sinh môn khi rặn đẻ thời gian dài

Những biến chứng có thể xảy ra với vết rạch tầng sinh môn

Bạn có thể bị đau sau khi rạch tầng sinh môn. Thỉnh thoảng, 1 số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như là vết khâu tầng sinh môn bị rách, bị hở, đứt chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu bị mưng mủ hoặc bị ngứa... Nếu bạn có bất thường gì sau đây thì tốt nhất là bạn nên đi khám ngay:

  • Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường và mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Đau bụng dưới nhiều
  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhiều khi tiểu
  • Cần phải vào toilet vì bị mắc đại tiện
  • Không thể kiểm soát việc trung tiện
  • Chảy máu nhiều hơn hoặc ra máu cục.

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn có thể sẽ bị đau nhiều. Dưới đây là 1 số biện pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả:

  • Chườm lạnh có thể giúp cho bạn giảm đau và giảm viêm sưng. Bạn có thể ngồi vào bồn nước lạnh và sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả cho bạn. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ để kê thuốc giảm đau mà không gây ảnh hưởng tới sữa mẹ.
  • Nếu bị đau khi ngồi, bạn nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
  • Nhiều người sẽ thấy đau khi quan hệ trong một vài tháng đầu. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên nói với chồng để chờ đợi cho đến khi vết khâu lành hoàn toàn.
  • Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo theo như lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi đi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến bạn đau nhiều thì bạn nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Bạn không nên thụt rửa và dùng tampon hay quan hệ tình dục đến khi bác sĩ cho phép. Bạn cũng có thể hạn chế vận động mạnh nhằm tránh gây tổn hại cho vết thương.
  • Bạn nên ăn chế độ dinh dưỡng như thường trừ trường hợp bác sĩ cho bạn lời khuyên khác.

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh vết rạch tầng sinh môn sau sinh để đỡ đau, mau khỏi, không để lại sẹo

vicare.vn-ban-co-thuc-su-biet-ve-sinh-vung-kin-dung-cach
Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng và dội nước từ từ

  • Khi vệ sinh, có thể sử dụng nước muối pha thật loãng hoặc nước chè xanh hay nước tinh khiết đun sôi..., nên dùng nước ấm vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng và dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất là 3 lần/ngày. Sau khi vệ sinh, hoặc sau khi đi tiểu thì nên lau khô bằng khăn mềm.
  • Nếu đi tiểu trong khi tắm thì nên dội nước ấm từ từ vào vùng kín sẽ giúp cho chị em đỡ xót và buốt. Không sử dụng máy sấy tóc để làm khô nước dư thừa bởi vì có thể lây nhiễm cho các vết thương.
  • Sử dụng quần lót dùng 1 lần hoặc quần lót bông, cotton thoải mái cho eo cao.
  • Cố gắng đi lại thật nhẹ nhàng. Lúc đầu, việc đi lại có thể sẽ khó khăn và đau đớn nhưng điều này sẽ giúp làm tăng lưu thông máu, đồng thời giảm sưng và giúp vết thương mau lành.
  • Ăn nhiều thức ăn nhuận tràng giúp tránh táo bón. Tình trạng táo bón khiến cho bạn phải rặn mạnh có thể sẽ làm tổn thương vết khâu chưa lành. Cho nên cần hết sức tránh bị táo bón.
  • Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau khoảng 2 - 3 tuần, phục hồi cảm giác bình thường. Sau khi sinh khoảng tầm 10 ngày âm hộ có thể ra khí hư và đây là điều bình thường, khoảng vài ngày thì sẽ hết. Nếu cơn đau kéo dài, có thể là vì nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt cho bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để giúp kiểm tra lại vết thương.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc và kem giảm đau theo mách bảo, kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm:

  • Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau bao lâu sẽ hết?
  • Rạch tầng sinh môn sau đẻ thường có để lại sẹo không?
  • Rạch tầng sinh môn bao lâu thì quan hệ được?