Hướng dẫn cấp cứu đột quỵ tại nhà
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, phần lớn nguyên nhân gây ra là do hiện tượng tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não. Đây là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư và các bệnh về tim mạch.
Hướng dẫn cấp cứu đột quỵ tại nhà
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, phần lớn nguyên nhân gây ra là do hiện tượng tắc mạch máu não hoặc xuất huyết não. Đây là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư và các bệnh về tim mạch. Ngay cả khi được cứu sống thì nhiều người bệnh vẫn phải chịu đựng những di chứng nặng nề mà căn bệnh để lại. Nhưng nếu biết cách sơ cấp cứu đột quỵ đúng cách, kịp thời thì sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm và giảm thiểu biến chứng ở mức thấp nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng đột quỵ
Liệt mặt
Đây là biểu hiện rõ ràng và đặc trưng nhất của hội chứng đột quỵ. Mặt có thể bị liệt một bên hoặc toàn bộ, miệng cười méo xệch, phát âm khó khăn hoặc không thể nói. Hãy thử yêu cầu người bệnh cười và quan sát xem một bên miệng có bị rủ xuống, bị lệch hay không.
Yếu, liệt tay chân
Chân tay người bệnh sẽ đột ngột bị tê hoặc yếu, mất thăng bằng và khó cử động, di chuyển. Thử yêu cầu người bệnh giơ hai cánh tay lên và quan sát xem một bên tay có bị rũ xuống hay không, có thể cầm nắm, điều khiển theo yêu cầu được hay không.
Rối loạn thị giác
Một dấu hiệu rất điển hình của đột quỵ đó là một trong hai mắt sẽ đột ngột giảm hoặc mất hẳn thị lực. Đồng thời người bệnh cũng sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu và buồn nôn dữ dội.
Khi nhận thấy người bệnh có những biểu hiện này, người nhà cần ngay lập tức gọi cấp cứu 115 để bệnh nhân được can thiệp y tế càng nhanh càng tốt. Bởi cứ sau một phút trì hoãn điều trị trôi qua là sẽ có khoảng 2 triệu nơron thần kinh bị mất đi. Vì vậy, nếu không được cấp cứu nhanh chóng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những di chứng nặng nề của căn bệnh như liệt nửa người, tàn phế hay thậm chí là tử vong.
3 giờ đầu tiên kể từ khi bệnh nhân bị đột quỵ là “thời gian vàng” để bệnh nhân được điều trị tốt nhất. Sau thời gian này, vùng não bị tai biến sẽ bị hư hại và gần như không thể phục hồi. Do đó, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm nhất có thể.
Đồng thời, trong thời gian đợi xe cứu thương, người nhà cần thực hiện sơ cấp cứu đột quỵ kịp thời và đúng cách để giảm tỉ lệ tử vong và hạn chế mức độ di chứng sau này.
2. Hướng dẫn cấp cứu đột quỵ tại nhà đúng cách
Bước 1
Nhanh chóng đỡ bệnh nhân một cách nhẹ nhàng, từ từ và đặt nằm ngửa trên một mặt phẳng. Trong khi di chuyển cần lưu ý tránh va đập, rung lắc mạnh và không được bế thốc người bệnh lên.
Kê đầu của bệnh nhân hơi cao, khoảng 30 – 40 độ và đặt mặt nghiêng sang một bên để nếu trong miệng có dịch chảy ra sẽ không chảy ngược vào mũi, phổi gây ngạt thở. Không đặt bệnh nhân nằm trên đệm lò xo vì lộ lún sâu có thể làm thay đổi tư thế của phần đầu.
Bước 2
Giữ cho không gian quanh bệnh nhân được thông thoáng để người bệnh dễ thở hơn.
Nếu người bệnh mặc quần áo quá chật hoặc bó sát thì cần nới rộng ra để người bệnh được thoải mái.
Làm thông thoáng đường thở của bệnh nhân bằng cách dùng khăn sạch lau chất nôn và đàm nhớt trong miệng.
Chú ý tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu nhận thấy hiện tượng khó thở hay ngừng thở thì cần thực hiện ngay phương pháp hô hấp nhân tạo.
Những thao tác này nhằm hỗ trợ người bệnh có đủ oxy nuôi não, tránh tình trạng bị chết não.
Bước 3
Thường xuyên kiểm tra để nắm được mức độ tỉnh táo, nhận thức của người bệnh. Bình tĩnh trấn an tinh thần người bệnh. Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện lú lẫn và đại, tiểu tiện mất kiểm soát thì lúc này người bệnh đã bị mất đi ý thức.
Nếu bệnh nhân xuất hiện hiện tượng co giật thì hãy lấy một chiếc đũa bọc giẻ đặt ngang miệng để ngăn cho bệnh nhân không tự cắn lưỡi.
2.Hướng dẫn cấp cứu đột quỵ tại nhà đúng cáchấp cứu ngừng tuần hoàn và tri hô những người xung quanh đến hỗ trợ.
3. Những lưu ý khi cấp cứu đột quỵ tại nhà
- Nếu chưa biết được bệnh nhân đột quỵ là do bị thiếu máu não hay xuất huyết não thì tuyệt đối không được tìm cách hạ huyết áp cho bệnh nhân trước khi có sự can thiệp của bác sĩ. Đây có thể sẽ là hành động sai lầm khiến cho tình trạng của bệnh nhân càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi nhận thấy người bệnh có những dấu hiệu của đột quỵ thì cần gọi 115 và tiến hành sơ cấp cứu ngay chứ không chờ đợi những triệu chứng ấy thoái lui, không trì hoãn thời gian được tiếp nhận cấp cứu y tế của người bệnh.
- Tuyệt đối không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc gì. Cũng không cho người bệnh ăn hay uống bất kỳ thứ gì bởi có thể khiến người bệnh bị sặc, nghẹn, tắc đường thở và không thể hô hấp.
- Ghi nhớ lại thời điểm mà người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu của đột quỵ và quan sát những thay đổi của người bệnh trong thời gian chờ đợi để báo lại cho nhân viên y tế.
- Ghi chú lại hoặc mang theo đơn thuốc mà bệnh nhân đang dùng (nếu có).
- Tuyệt đối không sử dụng những phương pháp cấp cứu đột quỵ theo quan niệm dân gian như cạo gió, xoa bóp dầu nóng, dùng kim chích chảy máu 10 đầu ngón tay, ngón chân,...
Ngay sau khi cấp cứu tại nhà, cần đưa bệnh nhân đột quỵ vào cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị, theo dõi kịp thời.
Xem thêm:
- Sự khác biệt giữa đột quỵ và cơn đau tim
- 90% nguy cơ đột quỵ, tử vong do thói quen tắm gội đêm
- Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giá