Hướng dẫn cách xử lý vết bỏng bị vỡ

Nhiều người thường có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm vào vết bỏng ngay khi bị bỏng vì cho rằng nó làm dịu vết thương, tuy nhiên đây là cách xử lý sai khiến vết thương nặng hơn. Vậy khi bỏng cần phải xử lý như thế nào? Và nếu vết phồng rộp do bỏng bị vỡ cần chăm sóc ra sao cho đúng? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Hướng dẫn cách xử lý vết bỏng bị vỡ Hướng dẫn cách xử lý vết bỏng bị vỡ

Nhiều người thường có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm vào vết bỏng ngay khi bị bỏng vì cho rằng nó làm dịu vết thương, tuy nhiên đây là cách xử lý sai khiến vết thương nặng hơn. Vậy khi bỏng cần phải xử lý như thế nào? Và nếu vết phồng rộp do bỏng bị vỡ cần chăm sóc ra sao cho đúng? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Cách xử lý vết bỏng

Bỏng là khái niệm của một loại vết thương phá hủy các tế bào da và các mô khác bị gây ra bởi việc truyền sức nóng, hoặc lạnh cực độ xâm nhập trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơ thể.

Các vết bỏng thường xảy ra do việc cơ thể tiếp xúc với các vật thể có nhiệt độ cao, tia phóng xạ hoặc hóa chất, sức nóng từ hơi nước, chất lỏng đang sôi.

Dưới đây là các thao tác đúng khi gặp nạn nhân bị bỏng:

B1: Làm mát vùng da bị bỏng bằng cách sử dụng nước sạch ít nhất 20-30 phút.

B2: Che kín vết bỏng với loại vải chuyên dùng sạch, không dính.

B3: Tháo gỡ quần áo chật, trang sức, đồng hồ cho người bị bỏng nặng.

B4: Tháo bỏ quần áo nhiễm bẩn nếu quần áo không dính chặt vào vết bỏng.

B5: Tiến hành rửa sạch các hóa chất còn sót lại trên da, mắt, tóc.

B6: Kiểm tra đường thở và các triệu chứng bất thường khác trên cơ thể nạn nhân

vicare.vn-huong-dan-cach-xu-ly-vet-bong-bi-vo-body-2

Lưu ý, không được sử dụng đá lạnh chườm lên vết bỏng vì việc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến cho da bị bỏng 2 lần. Cần kiên nhẫn cho vùng da bị bỏng dưới vòi nước vì da lúc này cần một thời gian để trở về trạng thái ban đầu.

Nhiều người có quan niệm bôi bơ, kem đánh răng hoặc nước mắm lên vết bỏng và nghĩ rằng điều đó sẽ làm dịu vết thương. Thế nhưng trên thực tế, điều này có thể làm vết bỏng thêm trầm trọng. Tuyệt đối không được chọc thủng hoặc làm xẹp các vết rộp phỏng, không tự ý bôi dầu vào vùng da bị bỏng.

2. Cách chăm sóc vết bỏng phồng rộp bị vỡ

Bỏng là một hiện tượng thường gặp và dễ xảy ra hàng ngày trong đời sống chúng ta. Những đối tượng thường bị bỏng là trẻ em thường chơi đùa vô tư, những người làm công việc nội trợ hay phải tiếp xúc với dầu mỡ có nhiệt độ cao, hoặc làm những người làm công việc có tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn.

Khi bị bỏng do những nguồn nhiệt lớn như xuất phát từ bô xe máy, dầu mỡ thì vết bỏng thường sâu hơn, nặng hơn và đặc biệt ngay trong khi sơ cứu bỏng, nếu không làm mát với nước ngay thì những vết bỏng này thường bị phồng rộp lên luôn. Tùy thuộc vào diện tích da bị ảnh hưởng bởi bỏng mà những vết phồng rộp có những kích thước về độ rộng khác nhau

Vết phồng rộp của bỏng khi vô tình hoặc do cố ý chọc vỡ thường rất khó chịu và gây đau đớn hơn cho người bị thương. Khi đó, chúng ta cần chăm sóc kĩ lưỡng vết phồng rộp bị vỡ này để tránh nhiễm khuẩn.

Hãy thường xuyên thay miếng dán và rửa sạch vết thương phồng rộp. Trước khi thay miếng dán khác, nên nhẹ nhàng rửa sạch vết thương rồi sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh. Bạn nên sử dụng miếng dán cho đến khi vết phồng rộp lành lặn hoàn toàn.

vicare.vn-huong-dan-cach-xu-ly-vet-bong-bi-vo-body-1

Nếu vết thương có hiện tượng ngứa vì lên da non, bạn không nên gãi cũng như động vào vết thương nhiều. Cần giữ cho vết thương thoáng mát và khô ráo, có thể thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành. Nên nhớ rửa da phồng rộp lại và bôi thuốc mỡ, băng lại.

Nếu miếng da bị bong sau khi vết phồng rộp vỡ không còn bị đau, vùng da phía dưới vết phồng rộp dần lành lại, không bị mềm, khi đó, bạn có thể gỡ miếng da cũ bằng các dụng cụ tiệt trùng. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng bị viêm nhiễm như: vết thương đỏ rát, sưng phồng, có mủ hay sốt, đau đớn, hãy đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Các vết bỏng bị phồng rộp đều có khả năng tự lành lại tự nhiên trong thời gian khoảng 1 tuần. Bởi vậy, bạn cần quan sát và chăm sóc, vệ sinh kĩ vết thương trong khoảng thời gian đó. Bạn cũng không cần quá lo lắng khi vết bỏng bị vỡ, bởi bạn chỉ cần sơ cứu và chăm sóc đúng cách, vết thương sẽ mau chóng lành lại.

Xem thêm:

  • 6 cách điều trị sẹo bỏng tại nhà hiệu quả
  • Mẹo hay chữa bỏng bô an toàn, hiệu quả không để lại sẹo