Hướng dẫn cách vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp lấy ra các dịch nhầy, rỉ mũi gây tắc đường thở của bé. Để biết cách vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây
Hướng dẫn cách vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp lấy ra các dịch nhầy, rỉ mũi gây tắc đường thở của bé – Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy, khóc, bỏ ăn. Vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách cũng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại theo đường mũi vào cơ thể, giúp phòng chống các bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Để biết cách vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây.
1. Các bước vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Chuẩn bị
- Trải một miếng lót chống thấm lên giường và đặt bé nằm nghiêng lên miếng lót. Một tay bạn đặt lên đầu bé, giữ nhẹ nhằm tránh bé giãy, làm tổn thương mũi bé
- Lót nhiều lớp khăn xô dày ở đầu và cổ bé để khi nước rửa chảy ra thấm vào, không chảy xuống người bé
Tiến hành
- Nếu dịch mũi bé đặc, có rỉ mũi dính trong 2 lỗ mũi, bạn nên nhỏ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào trong mũi bé, sau đó đợi cho nước muối ngấm và làm mềm rỉ mũi và lấy tay day nhẹ để rỉ mũi mềm và tự bong ra
- Nếu bé bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi không đặc, không có rỉ mũi, bạn có thể tiến hành rửa mũi luôn.
- Đặt miệng của lọ nước muối đầu tròn vào lỗ múi bé, bóp nhanh với lực vừa phải để nước muối từ từ đi vào trong 1 lỗ mũi và chảy ra ở lỗi mũi bên kia. Lúc này, dịch mũi, rỉ mũi có thể bị nước muối cuốn theo ra lỗ mũi bên kia hoặc qua miệng.
- Sau khi dùng hết 1 lọ nước muối, nế
1. Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh
- Nếu thấy vẫn còn dịch mũi, rỉ mũi, có thể tiến hành rửa lần 2 cho đến khi sạch. Lưu ý các lần không nên quá sát nhau.
- Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch và mềm lau mũi và miệng bé. Có thể âu yếm, vuốt ve bé trước khi tiến hành rửa bên mũi còn lại.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch lỗ mũi bé. Tuy nhiên, dụng cụ này gây tổn thương nhất định với niêm mạc mũi vốn rất nhạy cảm của trẻ sơ sinh, bạn nên cân nhắc khi sử dụng và đặc biệt không được lạm dụng dụng cụ này.
2. Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh
- Cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh rửa mũi cho bé
- Đầu lọ nước muối dùng để vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh không được sắc, có gờ để tránh gây tổn thương cho bé
- Không dùng xilanh để vệ sinh rửa mũi cho bé vì lực của xilanh mạnh, có thể tổn thương niêm mạc mũi. Bạn có thể mua dụng cụ vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngoài thị trường.
- Những lần đầu vệ sinh rửa mũi, bé không quen nên có thể giãy giụa, không hợp tác. Bạn không nên hoảng mà cần bình tĩnh, thực hiện đúng trình tự các bước trên. Nếu bạn mất bình tĩnh, làm không đúng, bé có thể bị xước mũi hoặc bị sặc nước.
- Không vệ sinh rửa mũi khi bé ngủ. Tốt nhất nên tiến hành khi bé còn thức và trước khi ăn.
- Chỉ nên vệ sinh rửa mũi cho bé 2 – 5 lần/ngày, không nên lạm dụng vì sẽ làm mũi bé bị khô, mất cân bằng độ ẩm của niêm mạc mũi
Thiết nghĩ, việc học những kỹ thuật trên để vệ sinh rửa mũi cho trẻ sơ sinh không những tiết kiệm chi phí, phòng tránh được các bệnh về đường hô hấp cho trẻ mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé yêu mới chào đời. Do vậy, bạn nên nắm chắc những nguyên tắc trên để tự vệ sinh rửa mũi cho bé yêu tại nhà.