Hướng dẫn cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà, nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện

Tay chân miệng có tính lây lan cực kỳ nhanh và khoảng tháng 3 – tháng 5 hàng năm là thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ. Rất nhiều mẹ có con bị bệnh đã lúng túng không biết cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào là hiệu quả. Hãy cùng HoiBenh giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà, nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện Hướng dẫn cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà, nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện

Tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, bệnh lại có tính lây lan cực kỳ nhanh và khoảng tháng 3 – tháng 5 hàng năm là thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ. Rất nhiều mẹ có con bị bệnh đã lúng túng không biết cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào là hiệu quả. Hãy cùng HoiBenh giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tay chân miệng là gì? Các giai đoạn phát triển của bệnh

Tay chân miệng do nhiều loại virus gây ra, trong đó Enterovirus 71 và Coxsackievirus là phổ biến nhất. Bệnh thường có nhiều dấu hiệu khá đặc trưng như nóng sốt, viêm loét miệng, phát ban phỏng nước ở những khu vực như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hay vùng mông.

Bệnh chia thành các giai đoạn chính:

  • Giai đoạn ủ bệnh (kéo dài từ 3 đến 6 ngày): bé sẽ có không có dấu hiệu hoặc dấu hiệu không rõ ràng như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, lừ đừ, mệt mỏi... Một số trường hợp xuất hiện hạch ở cổ và dưới hàm, ho khan, chảy nước mũi...
  • Giai đoạn toàn phát: đi kèm với các triệu chứng điển hình như phát ban đỏ ở các vị trí đặc hiệu, viêm loét miệng... Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xen kẽ thêm vài mụn dạng bóng nước trên da.
  • Trong trường hợp bệnh nhẹ và được chăm sóc đúng cách, sau khoảng 7 đến 10 ngày, bệnh sẽ vào thời kỳ lui bệnh, trẻ khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp sốt quá cao và kéo dài, nhiều mụn nước..., có khả năng bệnh đã đi đến biến chứng nguy hiểm hơn.

Trong mọi trường hợp, mẹ đều cần phải nắm vững cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà để giúp bé đẩy lùi căn bệnh này hoặc kịp thời đưa bé đi viện để điều trị nếu có bất thường.

2. Hướng dẫn cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Theo thông tin từ bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, bệnh viện Nhi đồng Thành Phố HCM, trong trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ, phụ huynh cần tuân thủ một số cách trị bệnh tay chân miệng tại nhà sau:

  • Đảm bảo bé uống thuốc đúng theo toa bác sĩ bao gồm các loại hạ sốt, giảm đau và vitamin, đặc biệt là vitamin C, khoáng kẽm... để tăng cường hệ miễn dịch của bé, góp phần đẩy lùi nhanh virus gây bệnh.
  • Khi bé sốt trên 38 độ, nên dùng liều 10-15mg/kg/lần Paracetamol, uống mỗi 4 – 6 giờ nếu bé bị sốt lại.
  • Chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ và nên chế biến thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Tuyệt đối tránh những món chua và cay.
  • Cho bé uống nhiều nước mát để bù nước. Bạn cũng có thể cho bé uống dung dịch điện giải như oresol hay hydrite.
  • Đối với trường hợp bị loét miệng trầm trọng, bạn có thể sử dụng Glycerin Borat để lau sạch miệng cho bé mỗi trước và sau khi ăn. Gel này sẽ sát khuẩn, giảm đau.
  • Đối với bé sơ sinh còn đang bú thì nên cho bé dùng sữa mẹ để tăng đề kháng.
  • Có thể xoa dịu cơn đau họng của bé bằng thuốc tráng niêm mạc dạng dịch sữa như varogel, trimafort hay phosphalugel... Mỗi lần cho bé ngậm nuốt từ 1 – 2ml dịch.
  • Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên bằng các loại dung dịch sát khuẩn, nếu bé biết súc miệng, có thể cho bé súc miệng 3 – 4 lần 1 ngày bằng nước muối loãng.
  • Ở những vết thương ngoài da, bạn có thể bôi thêm dung dịch Betadine sau khi tắm cho bé.
  • Chú ý cách ly bé khỏi cộng đồng để hạn chế lây lan. Trong 8 – 10 ngày đầu, nên cho bé tái khám ít nhất 3 lần để theo dõi kỹ tình trạng bệnh.
  • Khi tiếp xúc với bé, người lớn nên mang khẩu trang y tế. Sau khi tiếp xúc, cần rửa tay sạch để hạn chế việc lây lan cho những bé có sức khỏe tốt.
  • Mọi vật dụng của bé sau khi sử dụng đều cần phải luộc với nước sôi hoặc xử lý bằng Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch để đảm bảo sát khuẩn tối đa.

3. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe – cần đưa bé nhập viện gấp!

Các phụ huynh cần phải lưu ý rằng không phải trường hợp nào bệnh cũng có thể tự khỏi mà không cần can thiệp từ bác sĩ. Nếu như bé có một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng nặng sau đây, việc đưa bé đến bệnh viện để điều trị là bắt buộc:

  • Sốt cao không hạ, sốt liên tục trong 48 giờ liền.
  • Thở gấp, thường xuyên quấy khóc, ngủ khó.
  • Hay giật mình và hốt hoảng, tay chân run rẩy.
  • Ngủ li bì hay ngủ gà cũng đều là dấu hiệu nguy hiểm.
  • Nôn ói thường xuyên, chán ăn, bỏ bú.
  • Da nổi các vùng vân tím, xanh tái...

Ở các trường hợp trên, bé nhà bạn đang có nguy cơ bệnh diễn tiến thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác như suy hô hấp, trụy tim mạch, viêm màng não, rối loạn tri giác... và thậm chí dẫn đến tử vong. Vì thế, mọi cách trị bệnh tay chân miệng đều sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn gây tác dụng phụ khiến bé vào tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Với thông tin về tay chân miệng cũng như một số cách trị bệnh tay chân miệng trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu được mức độ lây lan của nó cũng như sự cần thiết trong kỹ năng điều trị - chăm sóc. Các mẹ hãy lưu ý kỹ bài viết này để giúp con mình vượt qua dịch bệnh đang hoành hành.

Xem thêm:

  • Bệnh tay chân miệng khám ở đâu thì tốt?
  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà