Hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân cho người dân quận Thanh Xuân

Sau vụ cháy xảy ra tại Công ty Bóng đèn Rạng Đông, UBND Quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra thông báo cho biết, hiện không khí nhiễm bẩn chất thủy ngân có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vậy làm thế nào để không bị nhiễm độc thủy ngân? Bài viết sau đây Vicare sẽ hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thủy ngân hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân cho người dân quận Thanh Xuân Hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân cho người dân quận Thanh Xuân

Sau vụ cháy xảy ra tại Công ty Bóng đèn Rạng Đông, UBND Quận Thanh Xuân, Hà Nội đã ra thông báo cho biết, hiện còn tồn tại khá nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn chất thủy ngân có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vậy làm thế nào để không bị nhiễm độc thủy ngân? Bài viết sau đây Vicare sẽ hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thủy ngân hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là kim loại lỏng không tan trong nước và rất khó phân hủy trong môi trường có thể dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ phòng.

Chất là chất có thể đi vào cơ thể người qua đường ăn uống. Thường thủy ngân tồn tại ở dạng vô cơ là ít nguy hiểm nhất.

vicare.vn-huong-dan-cach-tranh-nhiem-doc-thuy-ngan-cho-nguoi-dan-quan-thanh-xuan-body-1

Tác hại của thủy ngân

Thủy ngân có thể bị hấp thụ qua ăn uống nếu thực phẩm và nguồn nước bị nhiễm độc. Đây là chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách 10 hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Độc tố này có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, và nhiều cơ quan trong cơ thể như phổi, thận, da và mắt. Đặc biệt gây nguy hiểm xấu đối với phụ nữ đang mang thai, cũng như gây ra các dị tật ở thai nhi.

Nhiễm độc thủy ngân hay còn hiểu là ngộ độc thủy ngân, là một dạng ngộ độc do phơi nhiễm với thủy ngân dưới dạng nguyên tố, dạng bay hơi hoặc dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ.

Nếu nhiễm phải hơi thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt hoặc gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến. Điển hình vụ cháy xảy ra tại Công ty Bóng đèn Rạng Đông đây là công ty chuyên sản xuất phích nước, bóng đèn lớn. Khả năng thủy ngân sẽ tồn tại trong môi trường, do vỡ các bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa. Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính có thể gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh ( 4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm axit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

vicare.vn-huong-dan-cach-tranh-nhiem-doc-thuy-ngan-cho-nguoi-dan-quan-thanh-xuan-body-2

Hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Theo những khuyến cáo của chuyên gia, để giảm thiểu tác hại tối đa của thủy ngân và một số kim loại nặng khác, người dân sống trong khu vực quận Thanh Xuân và vùng lân cận bị ảnh hưởng của đám cháy tại Công ty Bóng đèn Rạng Đông nên thực hiện đúng những hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân sau:

  • Tuyệt đối tránh xa khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm.
  • Nếu đi qua hoặc vào trong môi trường gần đó phải đeo khẩu trang than hoạt tính để lọc các chất độc hại.
  • Những khu vực sống gần đám cháy, người dân có thể dùng bột lưu huỳnh để hút thủy ngân rơi vãi lại, do thủy ngân không tan trong nước và dễ vương đọng lại trên mặt đất, các lớp trầm tích hoặc đá. Khi thu gom, đặc biệt phải dùng giấy khô hoặc vải khô, sau đó cho vào túi nhựa buộc kín và chuyển cho các cơ quan xử lý chất thải nguy hại, không ném bỏ bừa bãi ra môi trường, dễ làm phát tán chất độc hại.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng rất dễ nhiễm độc thủy ngân, do đó tuyệt đối không lui tới khu vực này. Nên sơ tán trẻ nhỏ, người già, người ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng. Nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt phải đến ngay bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Người dân tuyệt đối không sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính từ 0,5 - 1km kể từ tâm đám cháy Công ty Bóng đèn Rạng Đông.
  • Nên thay toàn bộ quần áo, mùng màn có nhiễm khói bụi từ đám cháy rồi giặt nước sạch nhiều lần. Sau đó ngâm xà phòng nóng từ 70 - 80 độ trong vòng 30 phút, ngâm tiếp 20 phút với nước tẩy quần áo, rồi xả liên tục nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ chất thủy ngân.
  • Các gia đình gần khu vực xảy ra đám cháy, nên vệ sinh toàn bộ bể nước, cây cối ban công, tường cửa bằng nước xà phòng thật đậm đặc rồi rửa lại nhiều lần.
  • Không ăn các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 0,5 - 1km. Với các loại cây cảnh và phun rửa nhiều lần bằng nước sạch để trôi bụi do cháy.

Trên đây là những hướng dẫn cách tránh nhiễm độc thuỷ ngân cho những hộ gia đình sinh sống tại khu vực gần Công ty Bóng đèn Rạng Đông. Để tránh tối đa những ảnh hưởng xấu của thủy ngân, lưu huỳnh đến sức khỏe của chính mình và gia đình, mọi người cần tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn này.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân
  • Mẹ đang cho con bú ăn cá và nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cho bé
  • Vụ cháy Rạng Đông: Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên biết