Hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường?
Thở đúng cách khi rặn đẻ là rất quan trọng, việc này không những khiến cuộc đẻ diễn ra dễ dàng và nhanh hơn mà còn hạn chế được tối đa các biến chứng xảy ra trong cuộc quá trình cạn. Tuy nhiên không phải sản phụ nào cũng biết cách thở đúng khi rặn đẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường như thế nào là đúng.
Hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường?
Thở đúng cách khi rặn đẻ là rất quan trọng, việc này không những khiến cuộc đẻ diễn ra dễ dàng và nhanh hơn mà còn hạn chế được tối đa các biến chứng xảy ra trong quá trình vượt cạn. Tuy nhiên không phải sản phụ nào cũng biết cách thở đúng khi rặn đẻ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường như thế nào là đúng.
Thở rặn đẻ như thế nào là đúng cách?
Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Chuyển dạ là một quá trình, trong đó có sự xuất hiện của các cơn co tử cung chuyển dạ. Gây nên hiện tượng xóa mở cổ tử cung nhằm tống thai nhi ra ngoài qua đường âm đạo.
Quá trình chuyển dạ diễn tiến theo thời gian với động lực là các cơn co tử cung, biểu hiện bằng sự thay đổi của cổ tử cung và ngôi thai.
Dấu hiệu chính để nhận biết quá trình chuyển dạ là xuất hiện các cơn co tử cung, gây xóa mở cổ tử cung. Các cơn co tử cung xuất hiện với đặc điểm là :
- Xuất hiện một cách tự nhiên, ngoài ý muốn của sản phụ.
- Gây đau, ngưỡng đau phụ thuộc vào từng sản phụ, cơn đau xuất hiện muộn, sau khi có cơn co tử cung và mất đi trước khi hết cơn co tử cung.
- Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong 2 sừng của tử cung. Thông thường ở sừng phải tử cung.
- Sự lan truyền các cơn co tử cung theo hướng từ trên xuống dưới.
- Có tính chu kì và xuất hiện đều đặn, mau dần lên, thời gian càng ngày càng kéo dài ra., cường độ cơn co tử cung cũng theo đó mà tăng dần lên.
- Có tính chất 3 giảm : áp lực của cơn co tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, thời gian co bóp của cơ tử cung cũng giảm dần từ trên xuống dưới.
- Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ đẻ thay đổi từ 70-180 cơn, phụ thuộc vào số lần đẻ,đẻ dễ hay khó và chất lượng cơ tử cung.
Ngoài dấu hiệu là các cơn co tử cung thì còn có những dấu hiệu gián tiếp để nhận biết chuyển dạ là sự thành lập đầu ối và dịch lẫn máu hồng ra ở âm đạo.
Quá trình chuyển dạ đẻ diễn ra qua 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: xóa mở cổ tử cung : thường được gọi là giai đoạn 1 của chuyển dạ, được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ cho đến khi cổ tử cung xóa và mở hoàn toàn.
Giai đoạn 2: giai đoạn sổ thai
Đây là giai đoạn 2 của cuộc chuyển dạ đẻ, được tính từ khi cổ tử cung đã xóa mở hoàn toàn đến khi thai được tống xuất ra ngoài.
Giai đoạn 3: giai đoạn sổ nhau thai
Thường được gọi là giai đoạn 3 của chuyển dạ, được tính từ khi thai được tống xuất ra ngoài cho đến khi nhau thai được lấy hoàn toàn.
Quá trình chuyển dạ thường kéo dài từ 6-12 giờ ở người con rạ ( sinh con lần 2,3,...) và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người sinh con lần đầu.
Tại sao phải học cách thở rặn đẻ?
Dù hiện nay đã có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm các cơn đau khi sinh đẻ, tuy nhiên không phải sản phụ nào cũng áp dụng được các phương pháp này. Một hướng dẫn quan trọng được các bác sĩ sản khoa khuyên trước mỗi cuộc đẻ của các sản phụ, đó là cách thở và rặn đẻ cho mẹ sinh thường.
Trong quá trình chuyển dạ đẻ nếu sản phụ biết cách thở rặn đẻ không những giúp các bác sĩ đỡ vất vả trong ca sinh, sản phụ đỡ mất sức, cuộc đẻ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng mà còn giảm thiểu được tối đa các biến chứng xảy ra trong cuộc đẻ.
Việc học cách rặn đẻ cần được thực hiện từ sớm từ trước khi thai phụ bắt đầu chuyển dạ. Theo đó thai phụ cần biết cách thở và rặn đẻ hiệu quả , không rặn quá sớm hoặc không rặn, rặn không đúng để tránh làm cuộc chuyển dạ kéo dài, tăng nguy cơ ngạt cho thai nhi và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Cách thở khi rặn đẻ như nào là đúng cách?
Theo các bác sĩ sản khoa thì hầu hết các bà mẹ đặc biệt là những người mang thai lần đầu đều không biết cách rặn đẻ cho mẹ sinh thường. Tâm lí chủ quan và việc sợ đau khiến chị em không hoặc khó khăn trong việc phối hợp với các bác sĩ gây ra tình trạng không thể rặn đẻ hoặc rặn đẻ không đúng cách. Việc này khiến cuộc đẻ diễn ra khó khăn và mất nhiều thời gian.
Cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường đúng cách:
- Tư thế nằm: nằm đầu cao góc 45 độ, hơi nâng nhẹ mông lên một chút, tay nắm chặt 2 càng của bàn sinh, chân đạp mạnh vào giá đỡ chân, lưng áp sát vào bàn sinh.
- Việc rặn đẻ khi cơn gò xuất hiện cần được thực hiện nhịp nhàng với động tác hít thở.
- Khi cảm thấy cơn gò tử cung đã đến cần hít thở một hơi dài rồi thở ra bằng miệng một cách từ từ, cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài.cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn.ở thì thở ra làm sao toa được tiếng rít gần như tiếng huýt sáo nhỏ, đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần. Từng động tác rặn kết hợp với từng nhịp thở, khi rặn hơi dồn bụng xuống, miệng không được phát ra âm thanh gì để giữ sức.
- Sau mỗi nhịp rặn đẻ, cần nghỉ ngơi 50-60 giây, sau đó mới rặn tiếp. Giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã mất đi khi thở nhanh, và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp.
Ngoài ra còn có các bài tập thực hành thở cho mẹ sinh thường đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển dạ như sau:
Bài tập 1: thở ngực chậm
Khi thấy cố tử cung mở 2-6cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài, bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho 2 mẹ con.
Khi bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào đáy phổi và thở ra bằng miệng để đấy hết khí ra, bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/ phút.
Bài tập 2: thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở từ 6-8 cm, lúc này các cơn co sẽ mau hơn, mạnh hơn và kéo dài hơn.
Khi bắt đầu cơn co hãy hít một hơi thật sâu qua mũi sau đó thở ra bằng miệng. Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
Khi cơn đau đạt đỉnh điểm, hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau, khi cơn đau giảm chuyển sang thở ngắn như ban đầu. khi kết thúc cơn đau, hít thật sâu rồi thở ra.
Bài tập 3: thở ngắn - nhanh - nông
Khi cổ tử cung mở 8-10cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn vào bàng quang và trực tràng nên cảm giác đầu tiên là mẹ muốn rặn, cơn đau dồn dập , rất mạnh, cơn co kéo dài 50-55 giây.
Trong giai đoạn này, thai phụ cần bình tĩnh , thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Khi cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ.
Lưu ý khi tập cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường này, mẹ bầu cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè lên chân nào, đầu, lưng thẳng, 2 vai xuôi, 2 tay đặt nhẹ lên đầu gối.
Nên tập ở nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập 4: thở khi rặn đẻ
Ngồi trên sàn, 2 chân gấp lại thành hình chữ v ngược, 2 bàn chân mở rộng, 2 bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi. Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc rặn, bạn hãy hít một hơi thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Lưu ý khi rặn đẻ:
- Điều hòa hơi thở đều đặn, giữ tâm lí thoải mái để giúp cuộc đẻ dễ dàng hơn. Khi thấy bất kì khó khăn gì nên thông báo ngay với bác sĩ.
- Khi rặn đẻ cần phải tì cằm xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.
- Không được gào thét kêu la to làm mất sức và thiếu không khí cho cả mẹ và con. Làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi sinh lần đầu thai phụ sẽ được cắt tầng sinh môn để âm đạo rộng hơn giúp đầu bé ra dễ dàng mà không bị sang chấn, đồng thời đề phòng rách tầng sinh môn do tổn thương cơ vòng hậu môn
Hi vọng với những hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho mẹ sinh thường trong bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ có bước chuẩn bị tâm lí thật tốt để hoàn thành quá trình vượt cạn một cách an toàn nhất
Xem thêm:
- Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ
- Tuyệt chiêu rặn đẻ và cách thở cho mẹ lần đầu sinh nở dễ dàng
- Mách mẹ rặn đẻ đúng cách để “mẹ tròn con vuông”