Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách, bé có thể mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm lạnh
Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
Với đặc thù thời tiết mùa đông giá lạnh của miền Bắc, rất nhiều mẹ thắc mắc về cách tắm cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách, không để bé bị mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh. Bài viết này HoiBenh xin chia sẻ những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông.
1. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Nên tắm cho bé vào thời điểm thân nhiệt bé ổn định nhất là 10h – 10h30 buổi sáng và 13h – 16h buổi chiều. Không nên tắm cho trẻ sơ sinht quá sớm hoặc quá muộn do lúc này nhiệt độ ngoài trời xuống thấp và thân nhiệt bé cũng không ổn định
Không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày vào mùa đông, có thể duy trì tắm 2 lần/tuần. Thứ nhất, thời tiết lạnh rất dễ khiến bé mắc bệnh. Thứ hai, bé không vận động và ra mồ hôi nhiều nên không nhiều cáu bẩn, cơ thể vẫn sạch nên không cần thiết phải tắm hàng ngày.
2. Các bước tắm cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị
- Nước tắm: Cần chuẩn bị hai chậu nước: một chậu tắm cho bé và một chậu đẻ tráng người bé sau khi tắm xong
- Nước tắm nên là nước đun sôi để nguội pha với nước ấm (nhiệt độ nước thích hợp là 32 – 34 độ C), mực nước cao khoảng 8cm (ngập đến vai bé)
- Khăn tắm: Chuẩn bị 2 khăn xô sạch: một khăn làm ướt khi tắm cho bé, mọt khăn để lau khô người bé
- Khăn choàng: Chuẩn bị 2 loại khăn: khăn xô mỏng lót bên trong để thấm nước và giữ ấm cơ thể bé và khăn tắm dày bọc bên ngoài.
- Quần áo, bao tay, tất chân, mũ thóp... cần chuẩn bị sẵn sàng.
Những lưu ý tắm cho bé
- Tốt nhất bố mẹ nên tắm trước để hơi nước ấm làm ấm phòng tắm. Nếu không, cần bế bé trên tay khoảng 5 – 10’ để hơi ấm của bố mẹ truyền sang bé. Bố mẹ cũng có thể thêm 1 chút dầu tràm vào nước tắm của bé để giữ thân nhiệt bé ấm hơn.
- Tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông cần thực hiện từ dưới lên trên, theo trình tự như sau:
- Rửa chân cho bé đầu tiên sau đó tắm dần lên trên, rửa mặt và gội đầu sau cùng.
- Những phần có nếp gấp (ngấn) như háng, nách, cổ cần tắm tỉ mỉ hơn. Nên đặt 1 chiếc khăn mặt nên ngực bé, và tưới nước ấm lên thường xuyên để giữ ấm phần ngực.
- Nếu có điều kiện, nên có 2 người cùng tắm cho bé vào mùa đông: 1 người kỳ cọ cho bé và 1 người tưới nước thường xuyên lên cơ thể bé để bé không bị lạnh. Luôn chú ý đến nhiệt độ nước để bổ sung nước ấm nếu cần.
- Khi tắm, nên bế bé nằm úp để bé không sợ hãi
- Thời gian tắm chỉ nên kéo dài 5 – 10’ để bé không nhiễm lạnh.
- Sau khi tắm xong, lấy khăn khô quấn bé luôn và tiến hành lau khô, ưu tiên các bộ phận như gan bàn chân, mặt, ngực và lưng.
- Nếu nhà bạn có quạt sưởi, có thể sấy ấm quần áo của bé sau đó ủ vào khăn để giữ nhiệt. Có thể bật quạt sưởi, lò sưởi trong quá trình tắm để phòng ấm áp hơn, bé không bị rùng mình.
- Trong suốt quá trình tắm cho bé, cần không để gió lùa vào phòng tắm.
- Không nên tắm từng bộ phận cho bé vào mùa đông, điều này khiến bé bị lạnh và sẽ sợ hãi mỗi lần đi tắm, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bé.
- Sau khi tắm cho bé xong, nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé để bảo vệ làn da bé rất nhạy cảm. Đặc thù thời tiết miền Bắc mùa đông rất lạnh và khô, không tốt cho da bé.
Có thể tham khảo một số ý kiến của bác sĩ Nguyễn Quang Tùng, hiện đang là bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện sản nhi Quảng Ninh về việc tắm cho bé vào mùa đông như sau:
- Trường hợp bé đổ mồ hôi, đỏ ở cổ và nách cần dùng khăn bông mềm lau bằng nước ấm
- Trường hợp bé bị hăm, cần sử dụng phấn rôm, thay thế bỉm bằng tã lót vải xô hoặc có thể không dùng tã để bé tự khỏi. Đặc biệt cần thường xuyên vệ sinh cho bé để nhanh khỏi
- Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào khi tắm cho bé vào mùa đông, nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám
Việc tắm cho bé vào mùa đông tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng cách, bé có thể mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm lạnh. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào có thêm kinh nghiệm trong việc tắm cho bé và đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.