Hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc
Cho con bú dường như là một việc làm mỗi ngày của các bà mẹ sau sinh và ai cũng nghĩ rằng đó là công việc đơn giản, bình thường. Thế nhưng, nếu bạn không cho con bú đúng cách và khoa học, bé sẽ rất dễ bị sặc, đi kèm với đó là những nguy hiểm khôn lường. Mời bạn đọc xem hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc dưới bài viết sau.
Hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc
Cho con bú dường như là một việc làm mỗi ngày của các bà mẹ sau sinh và ai cũng nghĩ rằng đó là công việc đơn giản, bình thường. Thế nhưng, nếu bạn không cho con bú đúng cách và khoa học, bé sẽ rất dễ bị sặc, đi kèm với đó là những nguy hiểm khôn lường. Mời bạn đọc xem hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc dưới bài viết sau.
1. Các bước cần thực hiện khi cho con bú
Việc cho bé bú sữa mẹ là nhiệm vụ của hầu hết các bà mẹ. Nhưng để bé có thể bú sữa thành công và tiếp nhận đầy đủ nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bạn cần phải lần lượt thực hiện những bước sau.
Chọn đúng thời điểm để cho bé bú
Đây là bước tiên quyết để đảm bảo sự an toàn của bé khi bú sữa mẹ. Bạn cần phải biết rằng, không phải lúc nào bé cũng có thể bú sữa mà cần phải có những khung thời gian xác định.
Để biết bé có đang đói hay không, mẹ nên chú ý một số dấu hiệu như:
Các dấu hiệu sớm:
- Liếm môi và mút liếm bàn tay hay ngón tay.
- Đóng mở miệng thường xuyên.
- Đầu nghiên, há miệng.
Một số hành vi khác của bé:
- Luôn cố gắng tìm ngực mẹ và rúc đầu vào ngực mẹ.
- Tay chân cử động liên tục.
- Quấy khóc, thở nhanh.
- Dễ buồn ngủ.
Cuối cùng là khóc. Nếu bạn để đến lúc này mới cho bé bú, bé sẽ rất dễ vồ vập lấy ti mẹ và bú nhanh, dẫn đến sặc. Vì thế, bạn cần theo dõi để cho con bú kịp thời, đừng để bé quá đói.
Chú ý tư thế khi cho con bú
Tiếp theo, bài viết sẽ giúp mẹ tìm hiểu về tư thế cho con bú để giúp bé không bị sặc.
Bước 1 – đặt bé nằm trọn trong lòng mẹ.
Bước 2 – cho bé nằm ở tư thế hơi nghiêng so với bạn khoảng 1 góc 30 độ - 45 độ, tuyệt đối không để bé bú ở tư thể nằm ngửa. Đây là tư thế cực kỳ dễ gây ra tình trạng sặc sữa ở bé.
Đối với bú sữa bình, mẹ nên đặt bé nằm xuống giường. Tuy nhiên, mẹ cần phải kê thêm gối ở đầu sao cho đầu cao hơn chân. Bình sữa khi cho bú phải đặt xuôi về phía núm vú nhưng không quá dốc.
Chú ý tốc độ bú của bé
Trong khi bé bú, mẹ phải hết sức chú ý đến tốc độ bú của bé. Nếu thấy bé bú quá nhanh mà bầu sữa vẫn đang căng, mẹ cần hãm lại tốc độ chảy của dòng sữa bằng cách ấn nhẹ vào nhũ hoa.
Xả khí cho bé sau khi bú xong
Các mẹ thường bỏ qua bước này sau khi bé bú nhưng điều này sẽ khiến bé bị đầy hơi, khó chịu và quấy khóc liên tục, ảnh hưởng đến lần bú tiếp theo.
Vì thế, sau khi bé bú xong, mẹ hãy nhớ bế dựng bé lên và đặt bé nhẹ nhàng trên ngực, vỗ vào lưng bé thật đều nhịp. Khi đó, phần khí dư trong dạ dày của bé sẽ được đẩy ra ngoài qua tiếng ợ, và bé sẽ thoải mái.
2. Hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc
Để giúp mẹ cụ thể hơn trong việc cho con bú như thế nào là đúng cách và an toàn, bạn hãy lần lượt theo hướng dẫn sau:
- Ôm và để bé đối mặt với bạn, áp sát ngực vào ngực con và để cằm bé chạm nhẹ vào đầu ti.
- Nên cởi bớt quần áo của con khi cho bú. Điều này sẽ giúp bé và mẹ có sự tiếp xúc gần gũi, quá trình bú mẹ cũng thuận lợi hơn.
- Hãy ở một tư thế thật sự thoải mái, đừng quá gồng cứng hay ôm chặt con.
- Chú ý khi cho bé bú, bạn đừng cho lưỡi bé cuốn vào trong mà phải luôn giữ ở trên hàm dưới. Đầu ti lúc này của bạn sẽ nằm trên lưỡi, điều này vừa đảm bảo an toàn vừa giúp bé bú được nhiều sữa.
Vậy làm sao để bạn biết con đang bú mẹ một cách thuận lợi? Sau đây là một số biểu hiện cho thấy bé đã bú được sữa mẹ thành công:
- Bú đều, thoải mái và môi của bé đặt trên quầng vú của mẹ.
- Bạn không thấy đau đớn khi bé bú.
- Hàm của bé di chuyển đều, dễ chịu và thoải mái.
- Má của bé thả lỏng, không bị mút sâu vào trong.
Như vậy, chỉ cần bạn giữ tinh thần lạc quan và giữ đúng các nguyên tắc trên, bé của bạn sẽ có thể bú sữa trong điều kiện thuận lợi nhất. Trong quá trình bú, một số bé sẽ chóp chép miệng khi không được thoải mái, bạn hãy chú ý điểm này để điều chỉnh cho phù hợp.
3. Những điều mẹ cần nhớ khi cho bé bú
Để việc bú mẹ trở nên hữu ích và an toàn với bé, mẹ cần phải ghi nhớ một số điều sau:
Cho bé bú sữa càng sớm càng tốt ngay sau khi bé chào đời.
Không nên để bé ngậm ti giả cho đến khi bé quen hoàn toàn với việc bú mẹ, có thể kéo dài khoảng 4 tuần đến 6 tuần sau khi chào đời.
Tránh cho bé uống bất cứ thứ gì như nước hay sữa ngoài mà hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn.
Cho bé bú thường xuyên và luôn để mắt tới bé.
Thông thường, mẹ sau khi sinh sẽ phải đời ít ngày để sữa được sản xuất đầy đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú mẹ vì ngực lúc này cũng đang sản sinh ra sữa non – loại sữa cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất đề kháng và giàu năng lượng cho bé.
Bài viết đã trình bày một cách cụ thể các hướng dẫn cách mẹ cho con bú không bị sặc mà bất kỳ bà mẹ nào cũng cần phải tuân thủ. Việc thực hiện theo các hướng dẫn trên không những bảo vệ bé an toàn khi bú sữa mẹ mà còn đảm bảo nguồn sữa được truyền đến bé là tối đa.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách cho bé bú theo tư thế bế ngang
- 6 điều mà các bà mẹ đang cho con bú cần biết về răng miệng
- Bí quyết tập cho bé bú bình