Hướng dẫn cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp do bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương hoặc thoái hóa gây ra. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân bị bệnh này đều không cần phải phẫu thuật. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể trị liệu bằng các phương pháp tập luyện khác nhau. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Hãy cùng Vicare tìm hiểu vấn đề này.

Hướng dẫn cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm Hướng dẫn cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp do bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương hoặc thoái hóa gây ra. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân bị bệnh này đều không cần phải phẫu thuật. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể trị liệu bằng các phương pháp tập luyện khác nhau. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này.

Bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không?

Bơi là loại hình vận động dưới nước. Khi bơi gần như các cơ và xương khớp trên cơ thể đều phải hoạt động. Do vậy việc tập thường xuyên các hoạt động này sẽ giúp hệ cơ xương khớp của bạn thêm dẻo dai và một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Thì các chuyên gia đã phân tích sau đây:

Giúp hệ cơ xương khớp được dẻo dai

Người bị thoát vị đĩa đêm có nên bơi hay không? Thực tế, quá trình vận động bơi lội dưới nước đòi hỏi phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và cả nhóm cơ ở lưng, eo... Để bơi được bạn còn phải thực hiện những động tác vươn người, xoay người... Theo các chuyên gia, chính những động tác này gây ra những tác động tích cực tới vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, khi bơi lội còn phải hít thở sâu để lấy khí, tim phải đập nhanh và mạnh. Điều này khiến cho quá trình trao đổi khí ở phổi được diễn ra triệt để, giúp cung cấp đầy đủ máu và oxy tới tới khắp các bộ trong cơ thể trong đó có hệ thống khớp xương làm cho quá trình vận động được dễ dàng hơn.

bơi

Giảm áp lực với các đĩa đệm

Khi ở dưới nước, dưới tác động của áp lực nước đã gây ra một áp suất âm giúp giảm áp lực của cơ thể đè lên đĩa đệm, làm cho đĩa đệm trở về vị trí bình thường. Hơn nữa môi trường nước khá an toàn, hạn chế gây chấn thương, giảm ma sát tới đĩa đệm, cột sống và các khớp trên cơ thể. Do đó mà người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi hay không thì câu trả lời là có.

Giúp chống viêm, giảm đau

Người bị thoát vị đĩa đệm thường bị sưng đau và vùng tổn thương chứa ít mạch máu. Dó đó tổn thương càng trở nên trầm trọng hơn vì được cung cấp ít dưỡng chất. Việc bơi lội dưới nước khiến cho tim và phổi phải hoạt động nhiều hơn. Giúp cung cấp một lượng lớn máu và oxy tới đĩa đệm, khu vực bị viêm giúp giảm đau, tiêu viêm và nhanh phục hồi tổn thương.

Cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Việc bơi lội dưới nước cần dùng rất nhiều sức lực và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trên cơ thể. Do đó nếu không có kĩ thuật, hoặc không được hướng dẫn thì rất dễ tập sai động tác. Vì vậy cần phải có cách bơi cho người bị thoát vị đĩa đệm phù hợp, vừa đúng động tác lại tránh gắng sức để hạn chế gây ra thêm những tổn thương khác.

Trước khi đi bơi bạn cần có những lưu ý sau đây:

  • Bạn nên tìm đến những bể bơi rộng rãi, có đầy đủ các phương tiện cứu hộ và có người hướng dẫn.
  • Nên khởi động kĩ càng trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút.
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên bơi ếch, bởi bơi ếch là kiểu bơi nhẹ nhàng, không cần dùng quá nhiều sức như bơi sải nhưng cũng có những tác động vừa đủ khiến vùng thoát vị đĩa đệm có cải thiện tích cực. Chính vì vậy mà phương pháp bơi ếch chữa thoát vị đĩa đệm.
  • Bạn cần phải chịu khó tập luyện thì mới có kết quả. Tốt nhất mỗi ngày nên bơi khoảng 30- 45 phút. Mỗi lần bơi từ khoảng 500- 700 mét là đủ. Khi mới đi bơi, nên bơi vừa với sức mình tránh tập gắng sức gây mệt mỏi.
  • Nên bơi vào buổi sáng sớm và chiều tối là tốt nhất. Tuyệt đối không nên bơi khi đã ăn no sẽ gây đau dạ dày hoặc bơi vào buổi trưa rất dễ phải cảm.
  • Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ và cơ địa của người bệnh mà sẽ có những phương phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bơi để có chế độ luyện tập phù hợp
  • Bên cạnh đó bạn cũng có thể tập những bài tập khác như đạp xe, đi bộ... và các phương pháp trị liệu khác.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện nay. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc. Qua đó cũng trả lời câu hỏi, thoát vị đĩa đệm có nên bơi không. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Xem thêm :

  • Phương pháp chụp MRI chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
  • Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
  • Nguyên nhân và nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm