Hướng dẫn bố mẹ cách xử lý trẻ tự kỷ hay la hét

Có rất nhiều bố mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ thắc mắc rằng: “Tại sao trẻ tự kỷ hay la hét”. Đồng thời họ cũng không có cách nào xử lý thật hiệu quả mỗi lần trẻ tự kỷ la hét. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu lý do và cách xử lý trong bài viết này.

Hướng dẫn bố mẹ cách xử lý trẻ tự kỷ hay la hét Hướng dẫn bố mẹ cách xử lý trẻ tự kỷ hay la hét

Có rất nhiều bố mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ thắc mắc rằng: “Tại sao trẻ tự kỷ hay la hét”. Đồng thời họ cũng không có cách nào xử lý thật hiệu quả mỗi lần trẻ tự kỷ la hét. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu lý do và cách xử lý trong bài viết dưới đây.

Giải thích lý do trẻ tự kỷ hay la hét

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời, thường là trước 3 tuổi và kéo dài cho đến suốt cuộc đời. Người tự kỷ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng thường gặp khó khăn hoặc không có giao tiếp, tương tác xã hội với người khác, hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại.

Đặc biệt, trẻ tự kỷ còn rất hay la hét. Tại sao trẻ tự kỷ hay la hét? Dưới đây là một số lý do để trả lời cho câu hỏi trên:

  • Nhiều trẻ tự kỷ không nói được, không biết cách thể hiện ý kiến của mình hoặc thể hiện ý kiến nhưng người khác không hiểu. Chính điều này khiến trẻ không được lắng nghe, không được công nhận khiến trẻ cảm thấy rất bức xúc, khó chịu và la hét như là một hình thức để giải tỏa cảm xúc.
  • Rất nhiều phụ huynh có con bị tự kỷ thường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của trẻ. Đặc biệt, khi con khóc, la hét, họ lập tức đáp ứng. Điều này đã vô tình hình thành thói quen cho trẻ. Khi không được đáp ứng, trẻ sẽ ăn vạ bằng cách đập đầu, la hét om sòm, khóc,..
  • Trẻ tự kỷ thường gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn về mặt giác quan và rất nhạy cảm. Do vậy, khi bị tác động bởi ánh sáng, âm thanh quá mức, trẻ không thể chịu nổi và tạo ra phản ứng la hét, khóc. Phản ứng này cũng xảy ra tượng tự khi ai đó ôm trẻ, đột nhiên đụng vào trẻ trong khi trẻ không muốn và không quen người đó.
  • Trẻ tự kỷ hay la hét khi bị ai đó đụng vào đồ chơi, chơi đồ chơi của mình. Bởi vì, trẻ tự kỷ có một đặc điểm là thường chơi những đồ chơi quen thuộc và duy nhất, một khi đồ chơi mình đã gắn bó từ lâu bị chia sẻ, trẻ sẽ la hét nhằm mục đích tố cáo với người lớn về sự việc đó.
vicare.vn-huong-dan-bo-me-cach-xu-ly-tre-tu-ky-hay-la-het-body-1

Trẻ tự kỷ hay la hét, bố mẹ phải xử lý ra sao?

  • Khi trẻ tự kỷ la hét ở nơi công cộng: bố mẹ cần phải bình tĩnh, dỗ dành trẻ, tìm cách xao lãng con nhằm giúp trẻ quên đi lý do khiến mình la hét.
  • Ở nhà, trẻ tự kỷ la hét, bố mẹ có thể lờ đi, để trẻ la hét một hồi rồi sẽ thôi. Nhưng có trường hợp, trẻ la hét kèm theo những hành động nguy hiểm như đập đầu vào tường - bố mẹ nên đưa trẻ đến vị trí an toàn, có đệm để trẻ có thể giải tỏa tâm lý mà không bị thương.
  • Với những cách xử lý như la mắng, dọa nạt trẻ, bố mẹ có thể nhận được kết quả tích cực ngay lúc đó nhưng đây chỉ là hình thức tạm thời. Thay vào đó, bố mẹ cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ về hành động của trẻ là không đúng và hướng dẫn trẻ cách xử xự hợp lý hơn. “Ví dụ: Nếu em con chơi đồ chơi của con mà con không muốn, con phải nói với bố mẹ và bố mẹ sẽ giúp con”.
  • Bố mẹ cần phải hình thành thói quen cho trẻ. Khi trẻ hay la hét, bố mẹ có thể giải thích rằng: “Con la hét như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề gì đâu, tốt nhất, không nên la hét. Có chuyện gì không hài lòng, con phải nói với bố mẹ”. Dần dần, trẻ sẽ quen và hiểu ý nghĩa của câu nói đó. Từ lần sau, mỗi lần trẻ có ý định la hét thì câu nói này như là một lời nhắc nhở, giúp trẻ không la hét hoặc hạn chế la hét quá đà.

Yoga, thiền và plank - liệu pháp hữu ích với trẻ tự kỷ

Những năm gần đây, yoga và thiền bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong việc can thiệp cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, đặc biệt là những trẻ tự kỷ hay la hét.

Thiền

Khi thiền định, trẻ tự kỷ cần phải ngồi yên, tập trung, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở, tâm trí của mình. Thiền giúp trẻ cải thiện sự tập trung, khả năng chú ý. Đối với trẻ tự kỷ, thiền như là một liều thuốc dành cho tâm trí. Qua quá trình thiền đủ lâu, thiền sẽ giúp trẻ tự kỷ tháo gỡ sự lo âu, giúp tâm trí trẻ thoát khỏi những sự suy nghĩ vụn vặt, không có ích và giúp trẻ bình tĩnh hơn, hạn chế la hét mỗi khi có nhân tố mới, kích thích bất ngờ tác động đến.

Yoga

So với thiền, yoga là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn khi thực hiện các can thiệp chuyên môn với trẻ tự kỷ. Như chúng ta đã biết, trẻ tự kỷ thường có hệ thống thần kinh rất nhạy cảm, dễ dàng bị kích thích ánh sáng quá chói, tiếng ồn quá lớn, những đụng chạm cơ thể bất ngờ.

Trong khi đó, môi trường tập yoga thường đặc trưng bởi ánh đèn mờ, tiếng nhạc nhè nhẹ, chiếu mịn, những động tác thiền giúp các trẻ bắt buộc phải tập trung vào từng động tác, từng sự chỉ dẫn của giáo viên. Không những thế, chính sự kết hợp của âm nhạc, động tác và sự điều hòa của hơi thở sẽ có tác dụng kích hoạt khu vực cảm xúc trong não bộ của trẻ. Từ đó, các em có thể nhận thức được cảm xúc, hành vi của mình được rõ ràng hơn, các kỹ năng tương tác xã hội cũng được cải thiện theo. Qua thời gian, trẻ sẽ học được cách bình tĩnh hơn, biết kiểm soát các hành vi quá khích như la hét và trẻ cũng sẽ cảm thấy thật thoải mái.

vicare.vn-huong-dan-bo-me-cach-xu-ly-tre-tu-ky-hay-la-het-body-2

Plank

Hay còn được gọi là hít đất tĩnh cũng là một phương pháp rất hữu ích để cải thiện tình trạng la hét ở trẻ tự kỷ. Plank hướng đến mục đích chính là giúp trẻ tự kỷ rèn luyện và nâng cao thể lực, rèn luyện ý chí, khả năng chịu đau, ý chí, lòng kiên trì và sự bình tĩnh. Bố mẹ có thể giúp trẻ tự kỷ tập plank mỗi ngày ở nhà thông qua hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, bố mẹ chuẩn bị một tấm chiếu tập yoga và trải xuống nền nhà.
  • Bước 2: Cho trẻ nằm sấp xuống nền nhà, chống khủy tay sao cho lưng và khuỷu tay vuông góc với nhau. Nhón hai chân lên rồi nâng người và giữ lưng thẳng hàng với hông và đầu. Yêu cầu trẻ giữ im tư thế như vậy trong vòng 30 giây và thở đều.

Khi trẻ đã tập quen, bố mẹ có thể gia tăng thời gian luyện tập cho trẻ, dựa trên khả năng tập thực tế của trẻ. Mỗi lần tập, bố mẹ nên bật nhạc cho trẻ nghe để tạo cho trẻ hứng thú và kết thúc quá trình tập khi bài nhạc kết thúc.

Xem thêm:

  • Hay gào thét, nói linh tinh, trẻ thích chơi một mình là tự kỷ?
  • GS Nguyễn Thanh Liêm nói về "thời điểm vàng" để can thiệp trẻ tự kỷ
  • 5 giây hiệu quả nhất trong thử nghiệm trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
  • Chuyên viên trị liệu tâm lý trẻ tự kỷ: "Hạnh phúc vỡ òa khi ánh mắt chúng tôi chạm nhau"
  • 4 cơ sở điều trị trẻ tự kỷ uy tín tại Hà Nội
  • Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
  • Trẻ tự kỷ: Điều trị sớm, thành công cao!