Hướng dẫn bài tập đau thần kinh tọa theo phương pháp vật lý trị liệu

Bài tập đau thần kinh tọa theo phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh giảm các cơn đau trong quá trình điều trị. Hơn thế những động tác này người bệnh có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện hay sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên.

Hướng dẫn bài tập đau thần kinh tọa theo phương pháp vật lý trị liệu Hướng dẫn bài tập đau thần kinh tọa theo phương pháp vật lý trị liệu

Bài tập đau thần kinh tọa theo phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh giảm các cơn đau trong quá trình điều trị. Hơn thế những động tác này người bệnh có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện hay sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên.

Đau thần kinh tọa và những triệu chứng điển hình?

Hội chứng đau thần kinh tọa không chỉ biểu hiện qua những cơn đau nhức lâm sàng. Người bệnh cần lưu ý đến những dấu hiệu nhỏ nhất như động tác cúi, gập người, dáng đi cho đến sự thay đổi cảm giác. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa đạt hiệu quả cao hơn.

Những triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình:

  • Đau dọc dây thần kinh tọa: Đau là biểu hiện đặc trưng nhất của viêm dây thần kinh tọa và các tổn thương khác. Cơn đau xuất phát từ thắt lưng, lan xuống mặt trước, mặt sau của đùi và gót chân.

Điểm khác biệt so với các bệnh lý xương khớp khác chính là cơn đau thần kinh tọa không chỉ xuất hiện ở một vị trí. Chỉ cần một vùng bị đau sẽ lan ngay sang các bộ phận lân cận.

  • Hạn chế vận động: Động tác cúi, gập, ngửa, nghiêng người sang trái, sang phải khó khăn, khó đứng thẳng. Đó là do đau thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của chi dưới.
  • Co cứng cột sống: Khi dây thần kinh tọa bị đau hoặc viêm, máu lưu thông không dễ dàng, tích tụ khiến người bệnh phải đối mặt với chứng co cứng cột sống. Buổi sáng, thậm chí mất 30 phút để vận động giãn cơ lưng.
  • Thay đổi dáng đi: Tình trạng đau thần kinh tọa tập trung ở một bên hoặc cả hai bên do tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng chèn ép vào rễ thần kinh trong thời gian dài. Điều này khiến trọng lượng cơ thể tập trung vào bên còn lại khiến cột sống bị vẹo, dáng đi bị biến đổi, dẫn đến mất đường cong sinh lý, teo cơ. Đây là biến chứng hết sức cẩn trọng của đau thần kinh tọa.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Dây thần kinh tọa không chỉ có chức năng điều khiển sự vận động mà còn chi phối cảm giác. Khi đau thần kinh tọa sẽ khiến hệ cơ lưng, đùi và chân của bệnh nhân có cảm giác kiến bò, mất đi khả năng điều khiển đại, tiểu tiện, mất cảm giác chi dưới, teo cơ chân...
  • Ngoài các triệu chứng đau thần kinh tọa kể trên, người bệnh nên kiểm tra các dấu hiệu cận lâm sàng bằng các phương pháp hiện đại để xác định tình trạng đau của mình.
vicare.vn-nhung-luu-y-khi-ap-dung-bai-tap-dau-than-kinh-toa-theo-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-body-1

Những đối tượng nào áp dụng được các bài tập đau thần kinh tọa

Trong Đông y bệnh đau dây thần kinh tọa được gọi với các tên: yêu cước thống, yêu thoái thống, tọa cốt thống... Đặc tính của bệnh đau thần kinh tọa là đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông. Trong quá trình điều trị dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp thêm các bài tập vật lý trị liệu thông thường sẽ giúp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, giảm cơn đau trong quá trình điều trị bệnh.

Người bị đau thần kinh tọa nói chung có thể tập được các bài đau thần kinh tọa, trừ những trường hợp bệnh quá nặng, rối loạn cơ tròn, bí đại - tiểu tiện.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu các bài tập cho đau thần kinh tọa, và ngừng ngay nếu cảm thấy đau thêm.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-ap-dung-bai-tap-dau-than-kinh-toa-theo-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-body-2

3. Một số bài tập đau thần kinh tọa phổ biến

Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa là phương pháp hồi phục chức năng rất an toàn và đơn giản đã được rất nhiều người bệnh sử dụng và cho kết quả tốt. Các bài tập vật lý trị liệu thường được tiến hành tại các trung tâm phục hồi chức năng hay tại các bệnh viện với sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên. Nhưng nếu không có điều kiện để đến các trung tâm hồi phục chức năng này thì người bệnh cũng có thể hoàn toàn tự tập các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa này tại nhà.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể các động tác trong bài tập đau thần kinh tọa:

  • Động tác 1: Người bệnh nằm trên một mặt phẳng, thực hiện động tác từ từ cơ gối gập vào ngực, tại tư thể này 2 tay phải ôm gối lưng thẳng và giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây sau đó từ từ duỗi chân ra và lặp lại động tác.
  • Động tác 2: Với động tác này người bệnh cần quỳ gối, 2 tay chống xuống nệm, tay phải giơ thẳng về phía trước, chân trái duỗi thẳng, giữ nguyên tư thê trong vòng 10 giây. Sau đó tiến hành đổi bên và thực hiện động tác khoảng 15 lần/ lần tập.
  • Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông, gập gối, hai tay chống xuống nệm, ưỡn cổ và ngực ra sau, giữ nguyên tư thế đến khi nào mỏi thì nghỉ sau đó lại lặp lại.
  • Động tác 4: Với tư thể này người bệnh quỳ gối xuống sàn, duỗi thẳng 2 tay với mặt sàn và vươn người về phía trước.
  • Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, tay úp xuống mặt sàn, 2 chân chống co gối, thực hiện nâng mông lên từ từ, giữ nguyên tư thế khi nào mỏi thì nghỉ rồi lại tiến hành lại.
  • Động tác 6: Ở động tác này người bệnh cần quỳ gối, 2 tay chống xuống sàn tiến hành nâng lưng cong như lưng mèo, giữ nguyên tư thế khi nào mỏi thì hạ sau đó lại tiến hành lại.

Bài tập này có thể giúp cho người bệnh tăng cường sức khỏe, tăng trương lực cơ, đồng thời còn giúp cho các mạch máu trong cơ thể người tập lưu thông. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu này còn giúp cho nhóm cơ lưng, cơ vai, cơ hông, cơ chân, đốt sống được giãn thoải mái - đây là một trong những tác dụng tốt nhất của các bài tập vật lý trị liệu với bệnh đau thần kinh tọa.

Hãy kiên trì tập những động tác này thường xuyên đến mức độ nhuần nhuyễn, uyển chuyển mềm mại, chống chèn ép. Tạo sự vận động sinh lý nhịp nhàng của các khe gian đốt, kể cả trường hợp thoái hóa, tránh tái phát những cơn đau cấp và phòng ngừa các biến dạng hoặc cố tật.

Các bài tập vật lý trị đau thần kinh tọa có nhiệm vụ giúp cho người bệnh hồi phục bệnh nhanh chóng hơn và duy trì được thể lực một cách tốt nhất mà không mất quá nhiều thời gian cũng như tiền của. Tuy nhiên khi tiến hành tập các bài tập này người bệnh cũng nên xem xét tình trạng bệnh của mình để tiến hành các bài tập sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

vicare.vn-nhung-luu-y-khi-ap-dung-bai-tap-dau-than-kinh-toa-theo-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-body-3

4. Lưu ý khi tập các bài tập chữa đau thần kinh tọa

  • Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào, người bị đau thần kinh tọa nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác và để biết nó có phù hợp với mình hay không. Điều này càng quan trọng hơn với phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính khác.
  • Để những bài tập đau thần kinh tọa trên đây phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên trì, mỗi lần tập tối đa từ 30 - 45 phút.
  • Với các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa người bệnh cần khởi động nhẹ nhàng trước khi tập và không nên cố gắng tập khi thấy đau.
  • Những động tác tập luyện phải được thực hiện thường xuyên. Những động tác này không giúp cải thiện căn bệnh đau thần kinh tọa mà còn giúp cho xương khớp của bạn săn chắc và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
  • Với một số trường hợp bệnh nặng như thoát vị đĩa đệm tổn thương dây chằng, sung huyết, dây dính, teo cơ, rối loạn cơ tròn... Điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, và áp dụng các bài tập trên mà không đỡ hoặc đau không rõ nguyên nhân thì không có cách nào khác ngoài phẫu thuật hoặc dùng thuốc hỗ trợ gia cố đĩa đệm như hyaluronic, triamcinolon...

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu được tác dụng của các bài tập đau thần kinh tọa. Đồng thời nắm được những lưu ý cần thiết trong khi tập luyện để đem lại kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

  • Đau thần kinh tọa khám ở đâu
  • Tìm hiểu từ A đến Z về bệnh đau dây thần kinh tọa