Hủ tiếu ăn liền có nóng không?
Hủ tiếu là một loại thức ăn được khá nhiều người ưa thích, và đặc biệt là những người dân sống ở Sài Gòn. Nếu bạn đến Sài Gòn, chắc chắn bạn sẽ luôn tìm thấy được một chiếc xe hủ tiếu đang long dong ở đường lớn hoặc cố định ở một hẻm nhỏ nào đó. Hủ tiếu ăn liền có nóng không là câu hỏi mà nhiều người đang rất thắc mắc.
Hủ tiếu ăn liền có nóng không?
Hủ tiếu là một loại thức ăn được khá nhiều người ưa thích, và đặc biệt là những người dân sống ở Sài Gòn. Nếu bạn đến Sài Gòn, chắc chắn bạn sẽ luôn tìm thấy được một chiếc xe hủ tiếu đang long dong ở đường lớn hoặc cố định ở một hẻm nhỏ nào đó. Hủ tiếu ăn liền có nóng không là câu hỏi mà nhiều người đang rất thắc mắc.
Sơ lược về hủ tiếu
Hủ tiếu còn được viết là hủ tíu - món ăn được làm từ chế phẩm gạo dạng sợi của người Triều Châu và người Mân Nam. Món ăn này có khá nhiều điểm tương tự như món sa hà phấn của người Quảng Phủ, món bản điều của người Khách Gia.
Hủ tiếu đang được truyền nhập tới khá nhiều vùng cả ở trong và ngoài nước Trung Quốc, trở nên món ăn dân dã và quen thuộc của đa số các nước phương Đông. Ở Việt Nam, hủ tiếu phát triển rất mạnh ở miền Nam những năm 50, đặc biệt là tại Sài Gòn.
Ở Sài Gòn, bạn rất dễ tìm thấy 1 quán hủ tiếu trên đường phố và có thể nói hủ tiếu là món ăn đặc trưng không thể thiếu tại đây – giống như phở ở Hà Nội. Người ta có thể ăn hủ tiếu trong bất cứ thời gian nào trong ngày, ngoại trừ buổi trưa được cho là ít dùng nhất vì “nóng”.
Nguyên liệu chính của món hủ tiếu không có gì quá đặc biệt - đó là “bánh hủ tiếu” với nước dùng chính là thịt bằm nhỏ lòng heo nấu cùng. Sau một hồi nhúng nhúng sơ sơ bánh hủ tiếu với nước dùng thì chủ quán sẽ cho thêm các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hành hẹ, thịt bằm để tăng độ thơm ngon của món. Bạn có thể ăn cùng với thịt bò viên và tương ớt, tương đen... nếu muốn.
Các loại hủ tiếu
Hủ tiếu là món ăn khá thịnh hành ở miền Nam - Việt Nam và chúng cũng có nhiều loại để bạn thưởng thức:
- Hủ tiếu Nam Vang: gồm hủ tiếu khô và hủ tiếu nước.
- Hủ tiếu sa tế: nói chung chung là có nguồn gốc từ người Trung Quốc – và chính xác là ở vùng Tiều Châu (hay Triều Châu).
- Hủ tiếu Mỹ Tho: là loại hủ tiếu có thêm nguyên liệu là hải sải như tôm, mực, ốc... tuy nhiên phải là hải sải đặc sản của vùng đất Mỹ Tho.
- Hủ tiếu Trung Hoa: là loại hủ tiếu có mùi xì dầu khá đặc trưng.
- Hủ tiếu Sa Đéc: cái tên là do hủ tiếu được làm từ bột tươi tên Sa Đéc - hương thơm đặt trưng của làng bột gạo Sa Đéc, nơi duy nhất có nguồn nước với độ pH=7 nên đặc trưng của loại hủ tiếu này là sợi dai hơn và thơm hơn.
- Hủ tiếu gõ: là loại hủ tiếu được bày bán khá khá nhiều nơi với giá bình dân. Tuy nhiên đây được goi là loại hủ tiếu lâu đời nhất và đậm chất xưa nhất gồm hủ tiếu bò viên, hủ tiếu nạc (thịt heo) và giò.
- Hủ tiếu mực
Tất cả các loại hủ tiếu được kể ở trên, bạn đều có thể tìm thấy chúng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Ăn hủ tiếu có nóng không?
Và việc ăn hủ tiếu đã trở thành thói quen của nhiều người. Ăn hủ tiếu có nóng không thì chưa cần biết nhưng nó ngon nên cứ ăn đã. Hủ tiếu thực sự là món ăn ngon và tiện dụng. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng hủ tiếu được làm từ thành phần chính là bún khô - nguyên liệu không tốt cho sức khỏe và chứa nhiều tác nhân gây bệnh nhưng trên thực tế vẫn chưa có bất kì một nghiên cứu nào khẳng định như vậy.
Trên thực tế, hủ tiếu được làm từ nguyên liệu chính là những sợi bún được sấy khô, mà nguyên liệu làm nên sợi bún chính là bột mì. Do vậy, việc bạn ăn nhiều hủ tiếu cũng có thể sẽ gây ra hiện tượng nóng trong cho cơ thể. Sản phẩm hủ tiếu có sử dụng chất phụ gia, hương liệu vì vậy bạn không nên sử dụng hằng ngày, với những người mắc bệnh mỡ máu cao, huyết áp tăng.. Thì tuyệt đối nên hạn chế để tránh ảnh hưởng bệnh tình nặng thêm.
Nên ăn hủ tiếu như thế nào?
Mặc dù hủ tiếu là món ăn nhanh – gọn – nhẹ và có thể thay bữa ăn chính, nhưng nó không thể là lựa chọn hoàn hảo cho sức khoẻ của bản thân. Để đảm bảo hủ tiếu ăn ngon và an toàn cho sức khỏe, và cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cho cơ thể thì bạn nên:
- Ăn kèm với các loại thực phẩm khác như thịt, đăc biệt nên kết hợp ăn với nhiều các loại rau xanh để cung cấp hàm lượng chất xơ cho cơ thể. Đồng thời không nên ăn liên tục để tránh cơ thể bị thiếu chất.
- Đảm bảo nơi ăn luôn thực hiện đúng vệ sinh an toàn thực phẩm. Và vì chỉ cần từ 5-10 là bạn có thể tự chế biến được một tô hủ tiếu tại nhà nên tự làm là tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết hủ tiếu ăn liền có nóng không, HoiBenh đã có thể cung cấp được những thông tin hữu ích nhất và giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và có những bữa ăn ngon miệng.
Xem thêm:
- Mì ăn liền - nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe nhanh chóng
- Các gói gia vị trong mì ăn liền có thực sự gây hại cho sức khỏe?