Hôi miệng kinh niên mấy cũng khỏi nhờ 3 cách này!
Hôi miệng là căn bệnh không những đem lại sự khó chịu đối với người bệnh mà còn khiến cho người bệnh phải chịu những nỗi đau lớn về thể xác. Đặc biệt đối với người bị hôi miệng kinh niên thì đây quả thực là nỗi ám ảnh lớn. Với bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn cách chữa hôi miệng kinh niên đơn giản
Hôi miệng kinh niên mấy cũng khỏi nhờ 3 cách này!
.
1. Nguyên nhân gây hôi miệng kinh niên
- Nguyên nhân gây hôi miệng do ăn uống: Một số loại thực phẩm, gia vị dễ sinh mùi như hành, tỏi, thực phẩm chứa nhiều đạm, hút thuốc lá... sau khi ăn, khoang miệng sẽ có mùi của thức ăn, ảnh hưởng tới giao tiếp. Đặc biệt, các thực phẩm này sau khi tiêu hóa sẽ hấp thụ vào dạ dày, máu, phổi, khiến bạn thở ra hoặc nói chuyện có mùi hôi.
- Nguyên nhân gây hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém: việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, mảng bám tích tụ lâu ngày tạo thành cao răng bám cứng chắc trên răng. Cao răng là nơi rất lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, phân hủy thức ăn, tấn công vào răng vào nướu gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài và làm viêm nướu lợi, sâu răng...
- Nguyên nhân gây hôi miệng do mắc bệnh lý răng miệng: Răng miệng không khỏe, bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Răng miệng không chỉ bị viêm nhiễm, gây đau nhức mà còn sinh ra mùi, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Nguyên nhân gây hôi miệng do mắc bệnh lý cơ thể: Một số trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng như viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, dạ dày, gan... cũng gây ra tình trạng hôi miệng.
- Hôi miệng do một số nguyên nhân khác: như thiếu nước, khô miệng, sử dụng thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, phụ nữ trong thời kỳ nguyệt hoặc mang thai có thay đổi nội tiết tố... cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
2. Những tác hại của hôi miệng kinh niên với cuộc sống
Hôi miệng là chứng bệnh khi chúng ta nói chuyện sẽ có mùi hôi rất khó chịu phát ra từ khoang miệng. Bệnh này nếu không được chữa sớm sẽ trở thành bệnh hôi miệng kinh niên rất khó điều trị. Về nguyên nhân gây hôi miệng có thể do bệnh nóng gan làm lượng vi khuẩn trong khoang miệng tăng lên. Hoặc do việc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ. Bệnh hôi miệng kinh niên có thể gây ra những tác hại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng ta:
- Ảnh hưởng tới công việc: người bị hôi miệng kinh niên thường rất ngại giao tiếp. Điều này hạn chế cơ hội phát triển sự nghiệp. Vì mùi hôi từ khoang miệng khi giao tiếp nên người bệnh sợ ảnh hưởng đến người khác.
- Tác động đến tình cảm: nhiều người không thể lập gia đình hoặc gia đình không thể hạnh phúc nếu bị hôi miệng kinh niên.
- Ảnh hưởng tới cuộc sống: tác hại nguy hiểm nhất của bệnh này là dễ dẫn đến tự kỉ. Người bệnh ngại không chữa được bệnh, sợ mọi người xa lánh. Vì vậy tự sống co mình lại không thể hòa nhập được với mọi người.
3. Cách chữa hôi miệng kinh niên đơn giản
Bệnh hôi miệng kinh niên hoàn toàn có thể chữa được nếu chúng ta áp dụng kiên trì các cách làm sau
Chữa hôi miệng kinh niên bằng chanh
Không phải ngẫu nhiên mà người ta dùng chanh để chữa hôi miệng kinh niên. Trong chanh có một lượng lớn axit nitric có khả năng tiêu diệt vi khuẩn vì vậy có thể giúp kiểm soát được mùi hôi.
- Trộn 1 muỗng nước cốt chanh với 1 cốc nước
- Khuấy đều và dùng để súc miệng. Thực hiện hằng ngày sẽ thấy mùi hôi miệng giảm hẳn
Thoát khỏi hôi miệng kinh niên nhờ lá ổi
Lá ổi có tác dụng làm sạch các mảng bám thức ăn trong khoang miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
- Lấy 1 nắm lá ổi non rửa sạch, giã nát để lấy nước cốt
- Trộn với kem đánh răng dùng để chải răng
- Súc miệng lại với nước lọc hoặc nước muối.
- Thực hiện 2 lần/ngày để có được kết quả tốt nhất.
Cách chữa bệnh hôi miệng đơn giản tận gốc nhờ gừng
Trong gừng có khá nhiều thành phần chất hữu ích cho cơ thể. Trong đó có tinh dầu vừa có mùi thơm lại vừa khử mùi rất tốt, đặc biệt là những mùi từ cặn bám thực phẩm khi phân hủy.
Cách dùng:
- Gừng tươi 100gr rửa sạch, thái lát (không gọt vỏ) rồi cho vào trong ấm đun sôi với 350ml nước.
- Sau đó để nguội khoảng 1h thì có thể dùng được.
- Nên súc miệng bằng nước gừng từ 3 – 5 lần/ngày và trong khoảng 5 – 10 phút/ 1 lần. Sau đó nhổ nước gừng đi.
Ngoài sử dụng các cách trên chúng ta cần áp dụng thêm các biện pháp phòng chống hôi miệng hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày
- Uống thật nhiều nước để tạo môi trường ẩm ướt. Hạn chế môi trường phát triển của các loại vi khuẩn.
- Bổ sung những loại dinh dưỡng để phòng bệnh hôi miệng từ các loại trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm gây mùi: tỏi, hành, quế, sầu riêng...
- Không hút thuốc lá vì chất nicotin có thể gây mùi đồng thời bám sâu vào răng dần tạo mùi hôi khó chịu.
HoiBenh mong rằng với cách chữa hôi miệng kinh niên đơn giản này sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn sớm lấy lại hơi thở thơm tho để tự tin trong cuộc sống!
Hằng Hoàng