Hội chứng WPW là gì và cách nhận biết, điều trị hiệu quả

Hội chứng WPW là một trong những hội chứng gây rối loạn nhịp tim mà khá nhiều người đang mắc phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hội chứng WPW là gì, nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không, có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về hội chứng này và kịp thời nhận biết để can thiệp hiệu quả khi mắc phải.

Hội chứng WPW là gì và cách nhận biết, điều trị hiệu quả Hội chứng WPW là gì và cách nhận biết, điều trị hiệu quả

Hội chứng WPW là gì?

Hội chứng WPW (Wolff – Parkinson - White syndrome) là một dạng của hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim (hội chứng tim kích thích sớm). Đây là một hội chứng đặc trưng bởi những cơn rối loạn nhịp tim.

Hội chứng này lấy tên 3 nhà khoa học là Louis Wolff và John Parkinson cùng Paul Dudley White. Đây là 3 nhà khoa học đã hoàn chỉnh việc mô tả triệu chứng và chẩn đoán cũng như xử lý hội chứng tim kích thích sớm.

Bình thường, tim đập theo nhịp được tạo ra do các xung động điện thế phát ra từ nút xoang. Các xung động này sẽ đi từ dưới ra trước và từ phải sang trái, từ tâm nhĩ xuống tâm thất để kích thích cơ tim co bóp. Tuy nhiên, trong hội chứng WPW thì xung động điện thế không đi theo con đường trên mà đi qua con đường phụ để xuống tâm thất nhanh hon nên các xung động này có thể kích thích tim đập theo nhịp bất thường gây nên những cơn loạn nhịp tim.

vicare.vn-hoi-chung-wpw-la-gi-va-cach-nhan-biet-dieu-tri-hieu-qua-body-1

Nguyên nhân hội chứng Wolff Parkinson White syndrome (WPW)

Nguyên nhân gây hội chứng Wolff Parkinson White syndrome được cho là bởi những bất thường về gen. Ngoài ra, một số trường hợp mắc hội chứng này có liên quan đến bệnh tim bẩm sinh hay mắc phải Ebstein, sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại...

Biểu hiện của hội chứng WPW

Biểu hiện trên lâm sàng là những cơn nhịp tim đập nhanh. Người bệnh đột nhiên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, đau tức ngực và chóng mặt, khó thở, ngất... Còn ở trẻ nhỏ thì thường có biểu hiện khó thở, quấy khóc và bỏ ăn, tím tái....do các cơn nhịp tim nhanh.

Biến chứng của hội chứng WPW có nguy hiểm không?

WPW nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Đột tử.
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp).
  • Suy tim do tim không có khả năng bơm đủ máu
  • Thường xuyên ngất.

Bệnh WPW có chữa khỏi được không?

Bệnh WPW có thể chữa trị khỏi, triệt để nếu thực hiện điều trị sớm ngay khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Do đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng WPW thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Đối với việc điều trị hội chứng WPW các phương pháp đang được áp dụng là dùng thuốc chống loạn nhịp tim, sốc điện nếu có rung thất và đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio hoặc phẫu thuật cũng có thể được áp dụng trong một số trường hợp.

Đối với những trường hợp bệnh nhân có hội chứng WPW trên điện tim nhưng không có những cơn loạn nhịp thì có thể sẽ không cần điều trị nhưng lại phải được khám, theo dõi và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Hội chứng WPW là một trong những dạng của hội chứng tiền kích thích trong rối loạn nhịp tim (hay còn gọi là hội chứng tim kích thích sớm). Ngoài ra thì hội chứng tim kích thích sớm còn bao gồm hội chứng WPW ẩn (hoặc hội chứng WPW có đường dẫn truyền ẩn) và hội chứng PR ngắn mà mọi người cũng cần phải hết sức lưu ý.

vicare.vn-hoi-chung-wpw-la-gi-va-cach-nhan-biet-dieu-tri-hieu-qua-body-2

Hội chứng WPW ẩn

Hội chứng này có đặc điểm là các xung động điện thế không đi theo con đường từ nhĩ đến thất mà tạo ra vòng dẫn truyền đi theo một chiều ngược lại từ thất lên nhĩ.

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng WPW ẩn cũng giống như hội chứng WPW, chỉ khác là hoạt động nhĩ nhanh khi bị rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ, rất ít khi bị ngất và không gây đột tử.

Điều trị hội chứng WPW ẩn cũng giống như điều trị hội chứng WPW là dùng thuốc, sốc điện và đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio hoặc phẫu thuật. Ngoài ra thì hội chứng WPW ẩn có thể dùng thuốc nhóm verapamil hoặc digitalis vì không gây ra tình trạng tăng nhịp thất.

Hôi chứng PR ngắn (hay hội chứng PQ ngắn)

Hội chứng PR ngắn để chỉ khoảng PR trên điện tâm đồ ngắn, sau đó phức bộ QRS bình thường (không có sóng delta) phối hợp với bệnh sử có cơn nhịp tim nhanh kịch phát. Bản chất của PR ngắn và nhịp tim nhanh là do phần dẫn truyền chậm ở phía trên nút nhĩ – thất đến phần xa của nút nhĩ – thất.

Biển hiện lâm sàng của hội chứng PR ngắn giống biểu hiện của hội chứng WPW phụ thuộc vào các cơn nhịp tim nhanh vào lại, rung nhĩ nhanh, cuồng động nhĩ nhanh. Còn biểu hiện điện tâm đồ thì khoảng PR ngắn dưới 0,12 giây và phức bộ QRS bình thường hoặc rộng hơn nhưng không có sóng delta. Bên cạnh đó, có thể có những cơn nhịp tim nhanh kịch phát.

Hội chứng PR ngắn rất nguy hiểm nếu rung nhĩ nhanh, nhịp thất nhanh có thể dẫn đến rung thất gây tử vong. Nếu nhịp thất nhanh khoảng từ 220-300ck/ phút kết hợp với cuồng động nhĩ nhanh và dẫn truyền nhĩ thất là 1:1 sẽ gây ngất và lịm ở người bệnh....

Còn về vấn đề điều trị hội chứng PR ngắn cũng dùng thuốc chống loạn nhịp tim hoặc sốc điện nếu có rung thất và đốt các đường dẫn truyền phụ bằng sóng radio hay phẫu thuật trong một số trường hợp giống như hội chứng WPW.

Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp mọi người biết được hội chứng WPW là gì và kịp thời nhận biết, chữa trị hiệu quả nếu gặp phải.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu rối loạn nhịp tim bạn không nên coi thường
  • Khó thở, nhịp tim nhanh có phải bị suy tim không?
  • Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?