Hội chứng Stockholm có gì bí ẩn?

Bạn đã bao giờ nghe nhắc đến Hội chứng Stockholm hay chưa? Ngay cả tên gọi cũng khiến không ít người ngạc nhiên. Đây được xem là một trong những căn bệnh kỳ quặc nhất thế giới. HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Hội chứng Stockholm có gì bí ẩn? Hội chứng Stockholm có gì bí ẩn?

Bạn đã bao giờ nghe nhắc đến Hội chứng Stockholm hay chưa? Ngay cả tên gọi cũng khiến không ít người ngạc nhiên. Đây được xem là một trong những căn bệnh kỳ quặc nhất thế giới.

Hội chứng Stockholm là như thế nào?

Tên gọi Hội chứng Stockholm có nguồn gốc từ vụ cướp ngân hàng Kreditbanken tại Norrmalmstorg của thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Hội chứng Stockholm (còn gọi là quan hệ bắt cóc) nhằm nói đến trạng thái tâm lý của nạn nhân bị bắt cóc chuyển biến từ cảm giác căm ghét, sợ hãi sang đồng cảm, quý mến, thậm chí đến mức bảo vệ hoặc bị lây lan phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.

Sau này, Hội chứng Stockholm còn mở rộng ra để chỉ bất cứ ai trong kiểu quan hệ: vô cùng gần gũi, thân thiết trong đó một người đánh đập, đe dọa, xúc phạm, hành hạ tâm lý, thể xác người còn lại. Hội chứng Stockholm có thể hình thành một cách tự phát hay tự giác, đôi khi còn liên quan đến hiện tượng tẩy não.

Hội chứng Stockholm không phải là bệnh lý, đúng hơn nó là một tình trạng tâm lý. Theo thống kê có khoảng 8% trường hợp những người bị bắt giữ mắc phải Hội chứng Stockholm.

vicare.vn-hoi-chung-stockholm-co-gi-bi-an-body-1

Diễn biến tâm lý của Hội chứng Stockholm

Những người bị Hội chứng Stockholm thường hay có những đặc điểm về tư duy nhận thức dưới đây:

  • Cố ý muốn nhận được bảo trợ, ân xá của kẻ phạm tội. Họ có ý nghĩ rằng kẻ ác không thể làm hại mình nếu họ giúp đỡ chúng. Ban đầu đây là kiểu phản ứng bảo vệ.
  • Đồng cảm với kẻ bạo hành, xem chúng không phải là kẻ vi phạm pháp luật mà như một người bình thường.
  • Cảnh giác và ác cảm với người giải thoát
  • Tìm cách giúp đỡ, nghe lời kẻ bạo hành
  • Cuối cùng là không muốn bị giải thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại

Những góc nhìn khác nhau Hội chứng Stockholm

Dựa trên hiện tượng cognitive dissonance (nhận thức lạc điệu), các chuyên gia về tâm thần đã lý giải rằng về những điều xảy ra đối với người mắc Hội chứng Stockholm. Khi họ trong vai trò nạn nhân và ép buộc đối diện với một hoàn cảnh có nhiều mâu thuẫn, trái ngược thì đã có những phản ứng cam chịu thay vì chống cự, phản kháng so với các tình huống thường thấy diễn ra.

Ban đầu, tâm lý nạn nhân tự biện luận, chấp nhận điều này chỉ nhằm thích nghi với môi trường mới và không bị giết hoặc bao hành. Thế nhưng một thời gian lâu dài tiếp xúc, nạn nhân dần tỏ ra tuân phục, cảm mến trước thủ phạm mà quên đi ý thức về thực tại sai trái trước đó.

Hội chứng Stockholm dưới góc độ phân tâm học có phân tích sâu hơn khi nhận thấy đây là một bản năng sinh tồn của con người, hình thành từ lúc mới sinh ra. Tương tự như trường hợp rất phổ biến là một đứa trẻ ở với mẹ nuôi và được cho bú, ẵm bế hay người vợ bị chồng đánh đập nhưng vẫn gắn bó. Do vậy, những người sống lâu trong môi trường bị ngược đãi, bắt cóc sẽ có biểu hiện gắn bó.

Biểu hiện của Hội chứng Stockholm

Những người rơi vào Hội chứng Stockholm đều có một số triệu chứng như sau:

  • Mất ngủ và thường xuyên gặp các cơn ác mộng
  • Hay có cảm giác bực tức, khó chịu, đầu óc không tập trung
  • Hay bị giật mình, cảm giác nhầm lẫn hoặc hão huyền
  • Không hứng thú với những điều tốt đẹp trước kia
  • Đặc biệt, mất lòng tin vào người khác và hay hồi tưởng
vicare.vn-hoi-chung-stockholm-co-gi-bi-an-body-2

Đã có cách điều trị Hội chứng Stockholm chưa?

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được liệu pháp để điều trị hiệu quả nhất Hội chứng Stockholm. Giải pháp tạm thời hiện nay đa phần là dùng thuốc và khắc phục bằng cách trị liệu tâm lý để bệnh nhân dần trở lại bình thường, ổn định về mặt tâm lý.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu thêm về hội chứng Asperger - một dạng nhẹ của rối loạn phổ tự kỉ
  • Một số hội chứng rối loạn tâm thần phổ biến ở người trẻ
  • Hội chứng tự kỷ hiểu thế nào cho đúng?