Hội chứng ống cổ tay điều trị như thế nào?

Hội chứng ống cổ tay lúc đầu diễn biến chậm, thế nhưng sẽ ngày càng trở nên nặng hơn. Bắt đầu điều trị sớm là bước quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây thần kinh. Hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng và cách điều trị hội chứng này.

Hội chứng ống cổ tay điều trị như thế nào? Hội chứng ống cổ tay điều trị như thế nào?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Áp lực lên dây thần kinh chạy dọc cánh tay, qua ống cổ tay rồi đến bàn tay gây ra hội chứng ống cổ tay.

Hoạt động và cảm giác của ngón tay cái và các ngón khác do dây thần kinh giữa điều triển, trừ ngón út. Trong trường hợp dây thần kinh giữa bị chèn ép, cảm giác tê, đau hoặc yếu bàn tay và bốn ngón đầu tiên.

Ban đêm các triệu chứng sẽ bắt đầu do gập cổ tay là thói quen của hầu hết mọi người, áp lực chèn lên dây thần kinh giữa tăng lên. Khi tình trạng này trở lên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện cả ở ban ngày, thường khi cổ tay được cử động, ví dụ trong trường hợp đánh máy tính, lái xe máy hay ô tô.

vicare.vn-hoi-chung-ong-co-tay-dieu-tri-nhu-the-nao-body-1

Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán như thế nào?

Xét nghiệm để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay đồng thời loại trừ các nguyên nhân khác:

  • Khám lâm sàng kiểm tra các ngón tay và lực cơ tay. Gõ nhẹ trên dây thần kinh, gập cổ tay hay chỉ đơn giản là ấn dây thần kinh khởi phát triệu chứng.
  • Chụp X- Quang: Đo điện cơ đồ và đo dẫn truyền thần kinh. Trong quá trình đo điện cơ đồ, hoạt động điện của cơ được đo khi nghỉ và sau khi co cơ sẽ được ghi lại qua một điện cực kim nhỏ cắm xuyên qua da vào cơ. Một số trường hợp cần làm thêm điện cơ đồ để khẳng định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác. Đo dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ: Đo dẫn truyền thần kinh giúp đo vận tốc xung dọc dây thần kinh và kiểm tra phản ứng của cơ với tín hiệu dẫn truyền. Nếu dây thần kinh bị bó, bị tổn thương hoặc bị bệnh thì những tín hiệu này sẽ chậm hơn và phản ứng cơ yếu hơn.

Cách điều trị hội chứng ống cổ tay

Bệnh ban đầu diễn biến chậm nhưng sau đó ngày càng trở nên tệ hơn. Điều quan trọng nhất là điều trị sớm nhất có thể để giảm thiểu nguy cơ tổn thương dây thần kinh và để kết quả điều trị cso kết quả tốt nhất, đảm bảo quá trình hồi phục trở nên nhanh chóng.

Nếu triệu chứng nhẹ dưới 6 tháng hoặc đang chờ phẫu thuật, liệu pháp điều trị không cần phẫu thuật có thể giúp làm giảm một số triệu chứng. Các lựa chọn bao gồm:

Nẹp cổ tay với mục đích cố định cổ tay khi ngủ. Liệu pháp này nhằm cải thiện triệu chứng và ban đêm, đây cũng là biện pháp hiệu quả dành cho các sản phụ.

Dùng các thuốc chống viêm không steroid nhằm giảm đau nhưng sẽ không điều trị nguyên nhân gây bệnh, do đó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Tiêm corticoid vào ống cổ tay giúp làm giảm sưng chèn ép lên dây thần kinh giữa nhưng cũng chỉ tác dụng trong một thời gian ngắn.

Nếu triệu chứng nặng và kéo dài hơn 6 tháng hay các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, can thiệp bằng phẫu thuật sẽ được đề xuất bởi bác sĩ. Phẫu thuật để điều trị hội chứng ống cổ tay được đánh giá là hiệu quả lâu dài. Hai kỹ thuật là mổ nội soi và mổ mở. Trong khi phẫu thuật, dây chằng ngang ống cổ tay được cắt để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Dây chằng liền lại và không chèn ép lên dây thần kinh giữa.

  • Mổ mở: Bác sĩ sẽ tiếp cận với dây chằng để giải phóng dây thần kinh qua vết rạch lớn hơn từ lòng bàn tay qua ống cổ tay. Phẫu thuật cũng loại bỏ mô xương khớp nếu bệnh nhân bị viêm gân-viêm dây chằng cũng thường liên quan đến hội chứng ống cổ tay.
  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ rạch 2 đường nhỏ ở cổ tay và bàn tay, đưa dụng cụ gắn với một chiếc camera nhỏ để quan sát. Do đường rạch nhỏ nên với phương pháp này, bệnh nhân ít bị đau và nhanh chóng hồi phục hơn.
vicare.vn-hoi-chung-ong-co-tay-dieu-tri-nhu-the-nao-body-2

Với hai kỹ thuật này, bệnh nhân chỉ phải nằm viện trong ngày. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp mổ cũng như cách gây mê, gây tê phù hợp nhất. Bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng mất đi ngay sau phẫu thuật nhưng cần mất vài tháng để bình phục hoàn toàn.

Vậy cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào?

  • Tăng cường vận động cổ tay, bàn tay. Không nên duy trì một tư thế thường xuyên như nắm, cầm, sử dụng chuột máy vi tính.
  • Tập các động tác thư giãn, thả lỏng như xoay cổ tay, căng cơ cổ tay.
  • Điều trị triệt căn các bệnh gây hẹp ống cổ tay như viêm cơ, viêm gân, viêm khớp, gãy xương bàn tay, cổ tay.
  • Chọn các trung tâm y tế và bệnh viện lớn, nơi có những bác sỹ chuyên khoa thần kinh, chấn thương chỉnh hình để theo dõi, điều trị. Ngoài ra cũng cần tuân thủ đơn thuốc khi được kê.
  • Có thể mát xa cổ tay và tay sau khi làm việc nặng bằng những liệu pháp thiên nhiên như ngâm tay trong nước ấm hay xoa bóp nắn cổ tay.

Đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay là do hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa ở ống cổ tay. Nặng hơn có thể gây giảm chức năng và vận động bàn tay, teo cơ.

Kết luận: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hội chứng ống cổ tay có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại nếu để muộn sẽ có tổn thương và di chứng lâu dài, ảnh hưởng tới rất nhiều chất lượng cuộc sống cũng như công việc.

Xem thêm:

  • Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết
  • Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi hẳn?
  • Hội chứng Cổ vai cánh tay – Nỗi lo của dân văn phòng