Hội chứng mirizzi: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị hiện nay
Bạn đọc đang thắc mắc hội chứng mirizzi là gì? Khái niệm về hội chứng mirizzi? Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng này. Để giải đáp những thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Hội chứng mirizzi: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị hiện nay
Bạn đọc đang thắc mắc hội chứng mirizzi là gì? Khái niệm về hội chứng mirizzi? Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng này. Để giải đáp những thắc mắc trên hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
1. Khái niệm về hội chứng mirizzi
Hội chứng mirizzi là tắc nghẽn ống gan chủ gây ra do sự chèn ép từ phía ngoài của một hòn sỏi bị nén chặt trong ống nang hay túi mật hartmann.
Vào năm 1905, Kehr là người đầu tiên báo cáo về tình trạng chèn ép đường mật do sỏi kẹt ở ống túi mật. Tuy nhiên, hội chứng này đã được đặt tên theo nhà phẫu thuật người Argentina Pablo Mirizzi, người đã mô tả về sự tắc nghẽn của ống gan chung do sỏi túi mật và viêm túi mật vào năm 1948.
Hội chứng mirizzi được phân loại dựa trên sự hiện diện và mức độ của lỗ rò túi mật ống mật:
- Loại I (chiếm 11% hội chứng mirizzi) – chèn ép bên ngoài ống gan chung do hòn sỏi nằm ở cổ/phễu của túi mật hoặc tại nang ống.
- Loại II (chiếm 41% hội chứng mirizzi) – các lỗ rò nhỏ hơn 1/3 chu vi của ống mật chủ.
- Loại III (chiếm 44% hội chứng mirizzi) – lỗ rò từ 1/3 – 2/3 chu vi của ống mật chủ.
- Loại IV (chiếm 4% hội chứng mirizzi) – tiêu hủy toàn bộ thành ống mật chủ.
2. Nguyên nhân gây hội chứng mirizzi
Túi mật gồm đáy, thân, phễu và cổ. Phần thân kéo dài từ đáy vào phần chóp hoặc cổ. Phần cổ thường tạo thành một đường cong mềm mại, phần lồi tạo thành phễu hoặc túi hartmann. Túi mật kết nối phần cổ của nó với một ống nang đổ vào ống mật chủ. Sỏi mật lớn có thể bị nén chặt trong ống nang hoặc trong túi hartmann. Những viên sỏi có thể tạo ra tắc nghẽn cơ học ống gan chủ do ống nang và ống gan chủ nằm gần nhau cộng thêm các cơn viêm thứ phát thường xuyên của đường mật. Trong các trường hợp hiếm hoi, viêm mãn tính có thể dẫn đến hoại tử thành ống mật và xói mòn thành trước hoặc bên của ống mật chủ do sỏi bị nén bên trong, dẫn đến lỗ rò túi mật ống mật (túi mật gan hoặc đường mật túi mật).
Hội chứng mirizzi có liên quan với ung thư túi mật. Giả thuyết cho rằng viêm tái phát và ứ mật có thể dẫn đến cả hai tình trạng này. Các báo cáo về tỷ lệ ung thư túi mật ở những bệnh nhân với hội chứng mirizzi đã trải qua cắt bỏ túi mật là 5-28%. Vui lòng tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin.
Theo một thống kê từ 17.000 bệnh nhân được mổ mở do sỏi mật thì 219 bệnh nhân (1.3%) có hội chứng mirizzi và rò đường mật túi mật; Thực tế có thể tăng lên 2.7% đối với những cộng đồng có nguy cơ cao như thổ dân da đỏ.
Theo những công bố gần đây, thống kê trên 13.023 ca mổ cắt túi mật nội soi thì 0.3% bệnh nhân có hội chứng mirizzi và rò đường mật túi mật.
Khoảng 55 – 77% bệnh nhân được báo cáo là nữ giới, có thể phản ánh tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật ở giới nữ, điều này có thể liên quan đến vấn đề hormon và việc sử dụng thuốc tránh thai.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng mirizzi
Thường gặp hội chứng mirizzi xảy ra trên một bệnh nhân đã bị sỏi túi mật lâu ngày. Triệu chứng chính gồm: vàng da tắc mật, sốt, đau hạ sườn phải. Tuy nhiên, cả ba triệu chứng chỉ xuất hiện trong 44-71% số bệnh nhân. Đau là đặc tính xuất hiện phổ biến nhất (54-100%), tiếp theo là vàng da (24-100%) và viêm đường mật (6-35%). Khoảng 1/3 số bệnh nhân có biểu hiện viêm túi mật cấp và trong những trường hợp hiếm gặp biểu hiện viêm tụy cấp.
Một số bệnh nhân không có vàng da. Nhiều trường hợp bệnh nhân đi khám và nhập viện vì viêm túi mật hoặc viêm tụy cấp. Xét nghiệm thấy tăng bilirubin máu, có thể tăng men gan, tăng bạch cầu nếu có viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp hoặc viêm ống mật chủ. Siêu âm có thể thấy viên sỏi kẹt ở ống túi mật hoặc sỏi trong túi mật. Chụp cắt lớp có giá trị giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u, viêm xơ chai đường mật.
Bạn có thể gặp một số triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng mirizzi
Phương pháp chẩn đoán hội chứng mirizzi
Việc chẩn đoán hội chứng Mirizzi dựa trên những thông tin có trên phim chụp bụng (ví dụ, siêu âm xuyên ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính tăng cường độ tương phản [CT], cộng hưởng từ mật tụy [MRCP]):
- Hệ thống đường mật giãn nở phía trên cổ túi mật
- Sự hiện diện của một viên sỏi nằm trong cổ túi mật
- Sự thay đổi đột ngột đường kính bình thường của ống mật chủ phía dưới viên sỏi
Phương pháp điều trị hội chứng mirizzi
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của hội chứng mirizzi. Nếu ống mật chủ còn nguyên vẹn và không có viêm nhiễm xung quanh thì chọn phương pháp cắt túi mật. Trường hợp nghi ngờ có vấn đề ở ống mật chủ hoặc hội chứng mirizzi ở các giai đoạn muộn hơn thì có thể dùng các cách như đặt ống Kehr, mở thông ống mật chủ – tá tràng, nối mật ruột... Một phương pháp mới là làm đông từng phần của túi mật trong cuộc phẫu thuật để loại trừ ung thư tế bào biểu mô.
Biến chứng phẫu thuật thường gặp là cắt nhầm ống gan chung do ống túi mật chạy song song với ống gan và thường phình to giống như ống gan nên dễ nhận diện nhầm. Biến chứng này gia tăng đáng kể khi dùng phẫu thuật nội soi để điều trị hội chứng mirizzi. Các biến chứng hậu phẫu khác gồm: rò mật, viêm phúc mạc mật, áp-xe dưới cơ hoành.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong hội chứng mirizzi, cắt bỏ nguyên nhân: túi mật viêm và sỏi kẹt. Nếu hội chứng mirizzi được chẩn đoán tiền phẫu, có thể giảm tối đa tổn thương đường mật bằng những chiến lược khác nhau. ERCP, MRC nên được thực hiện ở BN có triệu chứng vàng da kèm theo các triệu chứng nghi ngờ tắc nghẽn đường mật. Các phương pháp phẫu thuật cho hội chứng mirizzi dựa trên sự hiện diện và loại rò đường mật túi mật:
- Loại I – cắt bỏ túi mật một phần hoặc toàn phần bằng nội soi hoặc mổ hở. Việc thăm dò ống mật chủ thường không cần thiết.
- Loại II – cắt túi mật và đóng lỗ rò bằng cách khâu với chỉ tự tiêu, thay thế ống T hoặc tạo hình ống mật chủ với phần túi mật còn lại.
- Loại III – tạo hình ống mật chủ hoặc nối mật ruột (nối ống mật chủ tá tràng, mở thông túi mật tá tràng hoặc nối ống mật chủ với hỗng tràng) tùy thuộc vào kích thước của lỗ rò. Khâu lỗ rò không được chỉ định.
- Loại IV – nối mật ruột, thường dùng phương pháp nối ống mật chủ với hỗng tràng. Đây là phương pháp được ưa chuộng bởi vì toàn bộ thành ống mật chủ bị phá hủy.
Biến chứng phẫu thuật thường gặp là cắt nhầm ống gan chung do ống túi mật chạy song song với ống gan và thường phình to giống như ống gan nên dễ nhận diện nhầm. Biến chứng này gia tăng đáng kể khi dùng phẫu thuật nội soi để điều trị hội chứng mirizzi. Các biến chứng hậu phẫu khác gồm: rò mật, viêm phúc mạc mật, áp-xe dưới cơ hoành.
Phẫu thuật nội soi (Laparoscopy surgery) – Hội chứng mirizzi là một thách thức, đối với phẫu thuật nội soi do sự nhầy dính của phúc mạc trong phản ứng viêm khiến việc tiếp cận đường mật khó khăn, đồng thời chính phản ứng viêm đó xô đẩy làm lệch vị trí giải phẫu bình thường của đường mật. Chính vì vậy phẫu thuật nội soi để giải quyết hội chứng mirizzi đã được chẩn đoán tiền phẫu cho đến nay vẫn còn đang được tranh cãi.
Một nghiên cứu từ 124 bệnh nhân mắc hội chứng mirizzi cho thấy rằng phẫu thuật nội soi cắt túi mật thành công ở 73 trên 124 ( khoảng 59% ) bệnh nhân. Một nghiên cứu hồi cứu cho thấy rằng trong 15 bệnh nhân có hội chứng mirizzi được phẫu thuật nội soi, 10 trường hợp phải chuyển qua mổ hở là 67%. Nói tóm lại phẫu thuật nội soi trên bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng mirizzi cần được cân nhắc và tiến hành cẩn thận.
Phương pháp nội soi ( endoscopic therapy) Phương pháp nội soi khá hữu dụng trong việc điều trị triệu chứng cũng như điều trị nguyên căn đối với bệnh nhân không thích hợp để phẫu thuật. Cắt ống mật chủ bằng ERCP tránh được việc bộc lộ ống mật chủ trong phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp nội soi đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải lúc nào cũng thành công và kèm theo biến chứng. Sau đây là một số báo cáo:
- Trong 14 bệnh nhân có hội chứng mirizzi được tán sỏi bằng phương pháp electrohydraulic (Về mặt lí thuyết phương pháp này dựa trên việc tạo ra nhiều tia điện tần số cao với hiệu điện thế cao giữa hai cực khiến chất lỏng xung quanh xáo động, tạo ra sóng tần số cao tác dụng lực lên các vị trí xung quanh- tạm dịch là phương pháp tán sỏi sóng điện ). 12 bệnh nhân có một sỏi và được điều trị triệt để sau 1 lần tán sỏi; 2 bệnh nhân có nhiều sỏi và cần 2 lần tán sỏi. Trong đó có 1 ca chảy dịch từ đường mật ra niêm mạc xung quanh, bệnh nhân này phục hồi tốt chỉ bằng điều trị nội khoa và không gặp biến chứng nào khác.
- Trong một nghiên cứu khác trên 25 bệnh nhân, 12 bệnh nhân được phẫu thuật sau khi sử dụng các phương pháp nội soi và 13 bệnh nhân được điều trị duy nhất bằng các phương pháp nội soi bao gồm: cắt cơ vòng, tán sỏi cơ học, tán sỏi sóng điện và đặt stent ống mật chủ. 3 trong số 13 bệnh nhân trên được đánh giá sạch sỏi hoàn toàn. 9 người còn lại phải được đặt stent dài hạn. 5 bệnh nhân tử vong, trong đó có 2 bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân đường mật.
Như vậy, Phẫu thuật là cách điều trị chứng cho hội chứng mirizzi triệt tiêu nguyên căn (điều trị tận gốc). Mặc dù phẫu thuật nội soi có thể được áp dụng trên những bệnh nhân có giải phẫu túi mật nhóm I, mổ hở vẫn là tiêu chuẩn để phẫu thuật trong hội chứng mirizzi. Các phương pháp điều trị nội soi có tác dụng tương đối trong điều trị triệu chứng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật và đồng thời cũng được xem là phương pháp điều trị chính ở những bệnh không thích hợp cho phẫu thuật.
Hãy chủ động phòng tránh các căn bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, sỏi tiết niệu,... vì chúng được hình thành chủ yếu là do các lý do từ thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa được khoa học, hợp lý. Uống thuốc trị sỏi túi mật được điều chế từ thuốc nam để phòng tránh, uống nhiều nước, ăn nhạt, ăn ít thực phẩm giàu protein, ăn nhiều rau xanh,... để ngăn chặn sỏi hình thành. Thuốc chữa sỏi túi mật được sản xuất từ thuốc nam sẽ không gây ra tác dụng phụ, vừa hiệu quả trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh, vừa an toàn lại kinh tế.
Hội chứng mirizzi xảy ra do bệnh lý sỏi túi mật, vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là khám, phát hiện sớm và chủ động điều trị sỏi túi mật. Đối với mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Ở người có bệnh lý sỏi gan, sỏi mật thì bác sĩ và bệnh nhân cần quan tâm để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị tích cực để ngăn chặn hội chứng này.
Xem thêm:
- Cách phân biệt các bệnh lý về gan
- Nguyên nhân và cách điều trị bệnh xơ gan mật
- Bị bệnh áp xe gan có nguy hiểm không?