Hỏi cách chữa bệnh ngứa toàn thân

Ngứa da toàn thân là một trong những triệu chứng không hiếm gặp. Ngứa da không chỉ mang lại phiền phức và khó chịu mà còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý. Vậy ngứa da toàn thân là do đâu. Cùng tìm hiểu các thông tin sau đây để trả lời cho câu hỏi cách chữa bệnh ngứa toàn thân.

Hỏi cách chữa bệnh ngứa toàn thân Hỏi cách chữa bệnh ngứa toàn thân

Ngứa da toàn thân là một trong những triệu chứng không hiếm gặp. Ngứa da không chỉ mang lại phiền phức và khó chịu mà còn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý. Vậy ngứa da toàn thân là do đâu. Cùng tìm hiểu các thông tin sau đây để trả lời cho câu hỏi cách chữa bệnh ngứa toàn thân.

Ngứa da toàn thân là thế nào?

  • Ngứa da toàn thân là tình trạng toàn bộ da trên cơ thể bị ngứa ngáy và khó chịu, kèm theo đó có thể là hiện tượng nổi mẩn đỏ và viêm da.
  • Ngứa da toàn thân có thể thay đổi các triệu chứng và vùng da đối với từng người khác nhau. Thời gian ngứa da toàn thân của mỗi người cũng không giống nhau, các cơn ngứa có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Ngứa da toàn thân xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng hay gặp nhất là ở những vùng da hở như: da mặt, da tay, da cổ.
  • Do thói quen hoặc khó chịu khi vùng da bị ngứa nên thường thường bạn sẽ đưa tay lên gãi để thỏa mãn cơn ngứa, tuy nhiên hành động này chỉ làm cho vùng da bị ngứa nổi sần, da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi da bị trầy xước có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng hoặc gây ra sẹo, gây mất thẩm mỹ.
vicare.vn-hoi-cach-chua-benh-ngua-toan-than-body-1

Nguyên nhân gây ra ngứa da toàn thân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng ngứa da toàn thân, các nguyên nhân có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài. Ngứa da toàn thân còn bị tác động bởi một số yếu tố nguy cơ như: tuổi cao, côn trùng cắn, vệ sinh thân thể không tốt...

Ngứa do các bệnh lý ngoài da

  • Bệnh dị ứng da: những người có cơ địa dị ứng với các yếu tố từ môi trường như: thời tiết, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, thuốc, thực phẩm... sẽ bị nổi mẩn đỏ và kèm ngứa da tại một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Viêm da dị ứng: biểu hiện của viêm da dị ứng đó là làn da có biểu hiện khô, ngứa, sưng tấy, nứt nẻ, có trường hợp có thể tiết dịch hoặc đóng vảy. Viêm da dị ứng được xem là một bệnh lý mạn tính, tiến triển theo từng đợt hoặc tái phát.
  • Ngứa da toàn thân do mề đay: nổi mề đay là một phản ứng viêm da do hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh nổi mề đay xuất hiện một cách đột ngột, chúng tạo ra các mảng sẩn màu hồng tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Các vết mề đay có thể lặn đi sau vài giờ, sau đó có thể lại nổi lên ở vị trí khác khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ngứa ngáy.

Các bệnh lý bên trong cơ thể

Ngứa da không chỉ là một bệnh da liễu đơn thuần mà nó còn có thể là dấu hiệu báo hiệu cho một vài bệnh lý, cụ thể.

  • Nhiễm giun sán: khi ăn các đồ ăn sống, chưa được chế biến kỹ, không tẩy giun định kỳ có thể gây ra nguy cơ làm cho lượng giun sán trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép. Các chất thải tiết ra từ giun sán sẽ đi vào máu và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể để chống lại sự xuất hiện của các chất lạ này. Chính cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra các cơn ngứa toàn thân.
  • Các bệnh lý về gan: bất kỳ bệnh lý nào về gan, đặc biệt là xơ gan, viêm gan... đều khiến cho hoạt động của gan bị suy giảm. Gan là cơ quan lọc và thải các chất độc cho cơ thể, khi chức năng gan bị suy giảm, các chất độc sẽ không được đào thải hết ra ngoài, chúng tích tụ dưới da gây ra tình trạng viêm da gây ngứa toàn thân.
  • Các bệnh về thận: cùng với gan thì thân cũng là cơ quan bài tiết các chất độc cho cơ thể, khi chức năng thận bị suy giảm thì cũng có thể gây ra hiện tượng ngứa toàn thân, nổi mụn nhọt, tiểu nhiều về đêm và mệt mỏi. Khi thấy các triệu chứng như trên thì bạn cần đi khám để đánh giá được chức năng thận của bản thân.
  • Bệnh lý tiểu đường: các bệnh nhân tiểu đường sẽ có lượng đường trong máu tăng cao, khi đó các mạch máu dưới da có thể sẽ bị tổn thương làm ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi da, từ đó làm cho da trở nên khô sần, thiếu sức sống gây ngứa.
  • Các bệnh lý về máu: các bệnh lý về máu như loạn sản tủy, đa hồng cầu, tăng histamin trong máu cũng có thể gây ra tình trạng ngứa da toàn thân.
  • Do nhiễm HIV: nguyên nhân các bệnh nhân nhiễm HIV bị ngứa da toàn thân là do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng virus.
  • Cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố: những phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi nội tiết tố gây ra nổi mẩn trên da, da khô sạm, gây nứt da.

Cách chữa bệnh ngứa toàn thân

Trị ngứa toàn thân bằng thuốc Tây y

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: nhóm thuốc này là nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị dứt điểm cơn ngứa toàn thân. Thuốc thường gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ và mất tập trung.
  • Nhóm thuốc chống viêm: các thuốc trong nhóm thuốc này thường sử dụng các thuốc corticosteroid để điều trị. Nhóm thuốc này được bác sĩ chỉ định khi bệnh ở mức độ nặng do nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thuốc có chống chỉ định đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, sau khi sinh.
  • Các thuốc Tây y có thể giảm nhanh triệu chứng ngứa toàn thân, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, với các bệnh nhân ngứa toàn thân tuyệt đối không tự mua thuốc Tây y để điều trị tại nhà, việc sử dụng thuốc phải theo đơn của bác sĩ chỉ định.
vicare.vn-hoi-cach-chua-benh-ngua-toan-than-body-2

Chữa ngứa toàn thân từ thiên nhiên

Trị ngứa da bằng cây bèo cái

  • Sử dụng bèo cái, bạc hà, kinh giới, mỗi vị 30g.
  • Bèo bỏ rễ, lá kinh giới, bạc hà rửa sạch.
  • Sắc hỗn hợp này lấy nước uống và xông rửa tại vùng da bị ngứa.
  • Có thể lấy 50g bèo cái tía, rửa sạch, sao vàng, sắc lấy nước đặc uống, ngày uống 2 lần.

Trị ngứa bằng mật ong và húng quế

  • Nghiền nát lá húng quế đã rửa sạch, trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa, tình trạng ngứa sẽ giảm nhanh chóng.

Trị ngứa bằng trà xanh

  • Sử dụng 100g trà xanh, rửa sạch, vò nát, nấu với 2 lít nước. Nước trà để nguội sau đó đem pha loãng với nước, tắm ngày 1-2 lần. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy bớt ngứa, các tổn thương da do gãi cũng nhanh lành hơn.

Trên đây là các thông tin liên quan cũng như các cách giúp bạn trị ngứa da toàn thân. Khi thấy bản thân có các biểu hiện ngứa ngoài da, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được sự điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

  • Dị ứng mẩn ngứa toàn thân chữa như thế nào?
  • Bị ngứa toàn thân, gãi thì nổi mẩn đỏ sần sùi, phải làm sao?
  • Xung quanh vết thương nổi mụn nước gây ngứa và lan dần ra toàn thân là bị sao?