Hóa trị ung thư vú: Nên ăn gì, không nên ăn gì?
Điều trị ung thư vú bằng phương pháp hóa trị có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn. Đồng thời hoá trị gây ra một vài tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt... Nhưng, nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học sẽ có thể giảm bớt các phản ứng phụ khó chịu của việc trị liệu ung thư.
Hóa trị ung thư vú: Nên ăn gì, không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng trong quá trình hóa trị ung thư vú là điều khá quan trọng. Sau đây là những lưu ý để có một sức khỏe tốt khi điều trị hóa trị ung thư vú
1. Bảo quản thực phẩm tươi ngon
Hóa trị có thể ảnh hưởng đến vị giác người bệnh, khiến các loại thực phẩm và thức uống có hương vị khó chịu, đặc biệt là nước và thịt. Người bệnh thường sẽ găp khó khăn khi uống nước lọc, nên hãy thử uống nước khoáng có hương vị và thêm chanh thái lát; Thay vì ăn thịt thì có thể sử dụng các nguồn protein khác như sữa ít chất béo, đậu và cá. Không ăn đồ chưa qua chế biến. Nếu cảm thấy khó ăn có thể chế biến thức ăn dạng lỏng để dễ hấp thụ hơn.
2. Hạn chế bị táo bón
Trong quá trình hóa trị, một số người bệnh sẽ bị táo bón. Nên giữ đủ nước là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có thể hữu ích. Nếu không quen với việc ăn một lượng lớn chất xơ, hãy tăng chất xơ từ từ. Tập thể dục - thậm chí chỉ cần 20 phút đi bộ sẽ giúp kích thích đường ruột mạnh mẽ.
3. Chống tiêu chảy
Khác với nhiều người bệnh mắc táo bón trong quá trình điều trị hóa trị ung thư vú thì một số người là bị tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy, hãy tránh các thức ăn có dầu mỡ và chiên, caffein, đồ uống có đường và nước trái cây, rau xà lách, thực phẩm sống và rượu. Thực phẩm giúp hấp thụ tốt bao gồm bí đỏ, cà rốt, rau lá xanh đậm
4. Viết nhật ký ăn uống hàng ngày
Điều này sẽ giúp bạn xác định được những loại thức ăn khiến bạn dễ buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng chuyển sang nhóm thực phẩm khác nhằm hạn chế các tình trạng trên.
5. Bổ sung nước cần thiết cho cơ thể
Tiêu chảy và nôn kết hợp với lượng nước uống thấp có thể gây ra tình trạng mất nước. Các dấu hiệu mất nước có thể bao gồm miệng khô hoặc dính, mắt bị trũng, lượng nước tiểu thấp (nước tiểu có màu vàng đậm) và không có khả năng tạo ra nước mắt. Uống nhiều nước có thể giúp bạn tránh bị mất nước. Nếu cảm thấy bị đổi vị khi uống nước lọc, bạn có thể thay đổi bằng cách cho thêm ít chanh, hoặc vài lát gừng. Nước ép hoa quả hoặc sữa không đường, sữa tách béo cũng là một gợi ý tốt cho người đang hoá trị ung thư. Uống đồ lạnh sẽ khiến bạn dễ dung nạp hơn đồ nóng.
6. Lựa chọn thực phẩm ăn giúp kiểm soát buồn nôn
Ăn thực phẩm mát mẻ thay vì thức ăn ấm, nhai gừng kết tinh, hoặc nhấm nháp trà bạc hà, trà gừng có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn. Nên thêm gừng vào các món ăn để tránh cảm giác buồn nôn hoặc dị ứng toàn thân. Trà xanh cũng là tác nhân sinh học, làm thay đổi cơ chế trao đổi chất của tế bào ung thư khiến chúng không thể trao đổi chất và sẽ chết đi. Một số nghiên cứu cho thấy uống 2-3 tách trà xanh/ngày làm giúp giảm nguy cơ tấn công các tế bào khối u đến 50%. Tốt nhất tránh các loại thực phẩm có dầu mỡ hoặc chiên và thực phẩm có mùi mạnh.
7. Nên chia nhỏ các bữa ăn
Việc chia nhỏ bữa ăn có xu hướng hấp thụ thức ăn tốt hơn trong quá trình hóa trị ung thư vú. Ăn bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ giúp hạn chế hiện tượng buồn nôn
8. Tránh uống rượu
Trong thời gian điều trị hóa trị, gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa tất cả các độc tố tiềm ẩn trong máu của bạn. Rượu có thể gây căng thẳng quá mức trên gan và làm cho gan khó xử lý các loại thuốc hóa trị. Rượu cũng có thể gây buồn nôn hoặc các gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.
9. Không bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng
Không nên bổ sung các vitamin hay thực phẩm chức năng, khoáng chất trong quá trình hóa trị ung thư vú. Một số loại vitamin thậm chí có thể làm tăng sự phát triển của tế bào ung thư. Các loại vitamin liều cao cũng có thể làm giảm tác dụng của chất hoá trị. Bệnh nhân hoá trị ung thư vú có thể bổ sung thêm sắt, nhưng phải có sự thống nhất từ bác sỹ.
Xem thêm:
- Chị em thuộc một trong 10 trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc ung thư vú
- Vì sao cần tầm soát để phát hiện sớm ung thư vú?
- Ốc Thanh Vân chia sẻ bí quyết phòng ngừa ung thư vú hiệu quả