Hóa chất trong xà phòng, bao bì thực phẩm và chất kết dính có thể gây ung thư

Một hóa chất có tên Acrylamide được tìm thấy trong một số sản phẩm tiêu dùng như xà phòng, bao bì thực phẩm, chất kết dính hay thậm chí là khoai tây chiên hay khói thuốc có nguy cơ gây ra ung thư.

Hóa chất trong xà phòng, bao bì thực phẩm và chất kết dính có thể gây ung thư Hóa chất trong xà phòng, bao bì thực phẩm và chất kết dính có thể gây ung thư

Acrylamide là một hóa chất được sử dụng chủ yếu để tạo ra các chất gọi là copolyme polyacrylamide và acrylamide. Polyacrylamide và copolyme acrylamide được sử dụng trong nhiều quy trình công nghiệp như: sản xuất giấy, thuốc nhuộm và chất dẻo, trong xử lý nước uống và cả nước thải. Chúng cũng được tìm thấy trong các sản phẩm tiêu dùng như xà phòng, bao bì thực phẩm và một số chất kết dính.

Acrylamide cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm. Nó có thể được sản xuất khi rau có chứa axit amin asparagine, chẳng hạn như khoai tây, được chiên, rán ở nhiệt độ cao với sự hiện diện của một số đường nhất định. Nó cũng là một thành phần của khói thuốc lá.

vicare.vn-hoa-chat-trong-xa-phong-bao-bi-thuc-pham-va-chat-ket-dinh-co-the-gay-ung-thu-body-1
Acrylamide là một hóa chất được sử dụng chủ yếu để tạo ra các chất gọi là copolyme polyacrylamide và acrylamide.

Cách con người tiếp xúc với acrylamide

Đồ ăn và khói thuốc là những nguồn chủ yếu của việc tiếp xúc với acrylamide. Các nguồn thực phẩm chính của acrylamide là khoai tây chiên; bánh quy giòn, bánh mì, bánh quy; ngũ cốc ăn sáng; ô liu đen đóng hộp; nước ép mận; và cà phê.

Mức acrylamide trong thực phẩm khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất, thời gian nấu, và phương pháp và nhiệt độ của quá trình nấu.

Người ta tiếp xúc với acrylamide từ khói thuốc lá nhiều hơn là từ thực phẩm. Những người hút thuốc có mức phơi nhiễm acrylamide cao gấp 3 đến 5 lần so với người không hút thuốc.

Tiếp xúc từ các nguồn khác có thể ít hơn đáng kể so với việc tiếp xúc thông qua thức ăn hoặc hút thuốc, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chỉ rõ về tất cả các nguồn tiếp xúc.

Sự liên quan giữa acrylamide và ung thư

Các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra rằng tiếp xúc với acrylamide tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Trong cơ thể, acrylamide được chuyển thành một hợp chất được gọi là glycidamit, gây ra sự đột biến và phá hủy DNA. Tuy nhiên, một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ học ở người đã không tìm thấy bằng chứng nhất quán rằng phơi nhiễm acrylamide trong chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư.

vicare.vn-hoa-chat-trong-xa-phong-bao-bi-thuc-pham-va-chat-ket-dinh-co-the-gay-ung-thu-body-2

Một lý do khiến những phát hiện không nhất quán từ nghiên cứu ở người có thể là khó khăn trong việc xác định lượng acrylamide của một người dựa trên chế độ ăn được báo cáo của họ.

Các Báo cáo Chương trình Chất độc quốc gia dựa trên các nghiên cứu ở động vật trong phòng thí nghiệm coi acrylamide là một chất gây ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người và động vật gặm nhấm không chỉ hấp thụ acrylamide với tốc độ khác nhau mà mức chuyển hóa cũng khác nhau.

Các nghiên cứu về tiếp xúc tại nơi làm việc cho thấy mức độ tiếp xúc acrylamide nghề nghiệp cao (xảy ra khi hít phải) gây tổn thương thần kinh.

Theo VietQ