Hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị chưa?

Hở van động mạch chủ là một bệnh lý không hiếm có, khá nguy hiểm và có thể tiến triển nhanh chóng với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, có một câu hỏi thường được người bệnh đặt ra là hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị chưa? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị chưa? Hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị chưa?

Hở van động mạch chủ là bệnh gì?

Bình thường van động mạch chủ (nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ) gồm 3 lá van thanh mảnh đóng mở nhịp nhàng theo hoạt động của tim cho phép dòng máu chạy theo một chiều từ tâm thất trái ra động mạch chủ

Hở van động mạch chủ là hiện tượng van này không thể đóng chặt ngay sau khi máu được bơm ra khỏi tim, khiến cho một lượng máu thông qua động mạch chủ chảy ngược về tim. Không giống như hở van tim, hở van động mạch chủ không có hở sinh lý nên dù chỉ hở ở mức độ nhẹ nhất 1/4 cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn so với các van tim khác khi bị hở cùng mức độ.

Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm do tim tự bù trừ lượng máu đi nuôi cơ thể bằng cách: cơ tim dãn ra để tăng thể tích chứa và thành cơ tim dày lên (phì đại) để tăng khả năng bơm máu. Vì thế bệnh nhân không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng theo thời gian, sự điều chỉnh này lại gây ra sự biến đổi về cấu trúc tim và làm giảm khả năng co bóp của tim, tăng nguy cơ suy tim trái, rối loạn nhịp tim. Khi các triệu chứng xuất hiện thì cũng là lúc bệnh bắt đầu tiến triển nhanh, ở vào giai đoạn khó chữa.

HoiBenh.vn-ho-van-dong-mach-chu-2-4-can-phai-dieu-tri-chua-body-2
Khi các triệu chứng xuất hiện thì cũng là lúc bệnh bắt đầu tiến triển nhanh, ở vào giai đoạn khó chữa

Hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị chưa?

Không giống như các van tim khác, hở van động mạch chủ không có hở sinh lý nên dù chỉ là hở 2/4 - mức độ hở trung bình cũng có thể trở nên nguy hiểm. Trong khi hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch phổi chỉ gây quá tải về thể tích máu tại các buồng tim có van bị suy, thì trái lại, hở van động mạch chủ cùng lúc gây cả tăng thể tích và áp lực lên buồng tâm thất trái. Tim thích ứng với tình trạng này bằng cách: cơ tim dãn ra để tăng thể tích chứa và thành cơ tim dày lên(phì đại) để tăng khả năng bơm máu. Nhưng theo thời gian, sự dày lên hoặc giãn ra lại gây ra sự biến đổi về cấu trúc tim và làm giảm khả năng co bóp của tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim trái. Đặc biệt phình động mạch chủ gốc là một trong những biến chứng nguy hiểm của hở van động mạch chủ có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh hở van động mạch chủ, các bác sĩ sẽ căn cứ vào 2 chỉ số chính, đó là phân suất tống máu của tâm thất trái (chỉ số EF) và kích thước tâm thất trái (LVEDd):

  • Hở van động mạch chủ 2/4 không nguy hiểm khi: Phân suất tống máu bình thường (trên 50%), tâm thất trái không dãn hoặc dãn rất ít, người bệnh chưa có triệu chứng khác đi kèm.
  • Hở van động mạch chủ 2/4 nguy hiểm khi: Chỉ số EF dưới 50%, buồng tim giãn nhiều, người bệnh có các triệu chứng mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm/về đêm, cảm giác đau thắt ngực, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim... Lúc này, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và gây biến chứng suy tim.
  • Trong trường hợp hở chưa có triệu chứng nhưng trên siêu âm tim đã phát hiện có rối loạn chức năng thất trái: Triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 3 năm.

Ngoài ra, hở van động mạch chủ 2/4 cũng sẽ nguy hiểm nếu nguyên nhân gây hở xuất phát từ các bệnh phức tạp khác, ví dụ như hội chứng Marfan, bóc tách động mạch chủ, giãn gốc động mạch chủ (do tăng huyết áp) hoặc khuyết tật van động mạch chủ bẩm sinh (chỉ có 2 lá thay vì 3 lá như bình thường).

Chính vì những lý do này, hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị ngay, càng để lâu, bệnh càng tiến triển nặng, gây nhiều biến chứng, nguy hiểm cho cuộc sống của người bệnh.

HoiBenh.vn-ho-van-dong-mach-chu-2-4-can-phai-dieu-tri-chua-body-3
Hở van động mạch chủ 2/4 cần phải điều trị ngay

Điều trị hở van động mạch chủ 2/4 bằng thay đổi lối sống

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ đối với hở van động mạch chủ 2/4, người bệnh cần thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống và tập thể dục, quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng trong điều trị giúp làm giảm tải áp lực cho tim bởi khi van động mạch chủ bị hở, tim phải làm việc vất vả hơn để bù lại lượng máu bị thiếu hụt.

Các bác sĩ tim mạch đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân hở van động mạch chủ 2/4 như sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạch: tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt trắng (cá tươi, thịt gà...), hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật...), giảm muối. đường
  • Bỏ rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tập vừa sức nếu có dấu hiệu khó chịu nên nghỉ tập ở thời điểm đó, hôm sau tập tiếp. Thông thường, người bệnh nên bắt đầu với những bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ nhẹ... và tăng dần thời gian luyện tập mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng của bạn trong phạm vi khuyến cáo của bác sỹ, tránh để thừa cân, béo phì...
  • Thăm khám và siêu âm tim định kỳ hàng năm đối với hở chưa có triệu chứng, còn khi xuất hiện các triệu chứng đau ngực, khó thở thời gian khám và siêu âm có thể 6 tháng/lần.
  • Dự phòng và điều trị tốt các bệnh lý liên quan: Cần chú ý theo dõi, phát hiện và sớm giải quyết các bệnh có thể gây hở van động mạch chủ trước khi hở van xuất hiện hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh, chẳng hạn như các bệnh nhiễm khuẩn thông thường có thể gây thấp khớp (viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng răng...), huyết áp cao...

Điều quan trọng trong điều trị hở van động mạch chủ 2/4 là người bệnh cần hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh, và nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu bạn và người thân đang mắc phải căn bệnh này, hãy trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để có giải pháp dự phòng và ngăn chặn tối đa rủi ro do bệnh gây ra.

Xem thêm:

  • Rủi ro phình động mạch chủ bụng sẽ giảm nếu bạn bỏ hút thuốc
  • Những điều cần biết về phình động mạch chủ
  • Bệnh hở van tim có những loại nào?