Ho sù sụ một tuần không khỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh này

Ho là một triệu chứng khá phổ biến. Ngay cả đối với những người không bị mắc bệnh, họ vẫn có thể bị ho bởi hệ hô hấp bị kích thích. Tuy nhiên, nếu như bạn bị ho lâu ngày, ho sù sụ một tuần không khỏi, bạn nên cảnh giác bởi vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh như dưới đây.

Ho sù sụ một tuần không khỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh này Ho sù sụ một tuần không khỏi, có thể bạn đang mắc chứng bệnh này

Ho là một triệu chứng khá phổ biến. Ngay cả đối với những người không bị mắc bệnh, họ vẫn có thể bị ho bởi hệ hô hấp bị kích thích. Tuy nhiên, nếu như bạn bị ho lâu ngày, ho sù sụ một tuần không khỏi, bạn nên cảnh giác bởi vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh như dưới đây.

Ho lâu ngày là bệnh gì?

Thông thường ho là phản ứng của cơ thể nhằm tống các chất nhầy và các vật thể lạ ra khỏi đường hô hấp. Chính vì vậy, hầu hết các cơn ho thường lành tính và sẽ không kéo dài.

Khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, cơn ho có thể xuất hiện trong vài ngày hay vài tuần, sau đó sẽ khỏi. Còn trong trường hợp cơn ho kéo dài, người bệnh nên cẩn thận vì rất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-ho-su-su-mot-tuan-khong-khoi-co-ban-dang-mac-chung-benh-nay-body-1

Ho lâu ngày dễ mắc phải các bệnh sau

  • Ho gà

Bệnh ho gà về cơ bản đã được loại trừ khi trẻ được tiêm vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên nó vẫn có thể quay trở lại bởi sự chủ quan của nhiều người khi mà không phòng tránh đúng cách.

Phần lớn bệnh ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ kèm theo các dấu hiệu ho khan từng cơn và sẽ không có đờm kéo dài.

  • Ung thư phổi

Phổi là 1 trong những cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi, nhưng không phải do loét miệng, chảy máu nướu, bạn cần chú ý vì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh phổi. Đặc biệt, có thể là bệnh ung thư phổi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 65% trường hợp người mắc ung thư phổi sẽ bị ho kéo dài tại thời điểm chẩn đoán, thậm chí nó là triệu chứng duy nhất nhằm chẩn đoán bệnh.

Do đó, khi xuất hiện các cơn ho kéo dài trên 2 tuần kèm theo những triệu chứng chất nhày lẫn máu, khàn tiếng, nuốt đau... người bệnh cần tiến hành làm những xét nghiệm lâm sàng cần thiết.

  • Bệnh lao

Bệnh lao do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây nên và khá phổ biến ở nước ta. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, ho ra máu kèm theo đau ngực giảm cân, mệt mỏi hay đổ mồ hôi về đêm... cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện những xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.

  • Cảm lạnh

Gần đây, nếu bạn bị ho dai dẳng, kèm theo bị sổ mũi, nhức đầu...Rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Khi đường hô hấp của bạn bị nhiễm trùng, ho là 1 hiện tượng phổ biến. Nhưng hiện tượng này thường là sẽ tự khỏi. Nếu bệnh cảm lạnh của bạn không tự khỏi sau hai tuần, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là 1 bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Sau khi ăn, người bệnh sẽ thường ợ nóng và trào ngược axit. Ngoài ra, có 1 triệu chứng mà mọi người thường bỏ qua, đó chính là ho.

Mặc dù ho do trào ngược dạ dày thực quản không phổ biến tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Axit dạ dày tiết ra quá nhiều nên trào ngược lên khí quản rất dễ gây ho. Trong trường hợp này, bạn sẽ dễ bị ho lâu ngày không khỏi.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho do nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến. Ho là triệu chứng thông thường và bạn sẽ rất ít khi quan tâm. Nhưng nếu bạn bị ho lâu ngày mà không khỏi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nhằm tránh những vấn đề lớn.

  • Dị ứng

Ngày càng có nhiều người bị mắc viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh này không thể chữa khỏi và mọi người cũng chỉ có thể phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bạn sẽ có thể bị ho bên cạnh sổ mũi.

Phải làm sao khi ho lâu ngày uống thuốc không khỏi?

vicare.vn-ho-su-su-mot-tuan-khong-khoi-co-ban-dang-mac-chung-benh-nay-body-2

Khi bị ho lâu ngày, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các thuốc tân dược để điều trị. Trên thực tế, nếu nguyên nhân ho không phải do các chứng bệnh truyền nhiễm thì việc uống thuốc sẽ không có được hiệu quả đáng kể.

Khi gặp phải tình trạng ho lâu ngày uống thuốc không khỏi, người bệnh cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau đây:

  • Không tự ý sử dụng thuốc: Có khá nhiều bệnh dẫn đến ho lâu ngày, nếu không xác định đúng nguyên nhân mà bạn tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, biến chứng làm cho bệnh nặng thêm, hoặc gây ra các hiện tượng nhờn thuốc sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa: Khi gặp những triệu chứng ho kéo dài không khỏi, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc xác định rõ nguyên nhân và điều trị theo đúng phác đồ chuẩn sẽ giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng mũi họng: Người bệnh nên súc miệng cùng vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi các vi khuẩn được tiêu diệt, tình trạng viêm sẽ dần giảm nhẹ, tình trạng ho cũng giảm rõ rệt.
  • Sử dụng biện pháp giảm ho: Các bài thuốc dân gian cùng với mật ong, ô mai, đường phèn, quất, bạc hà, chanh,... có thể giúp làm giảm nhẹ các chứng đau họng và ho kéo dài.
  • Tránh tiếp xúc trong môi trường nhiễm: Tránh xa môi trường độc hại, lông động vật, nhiều khói bụi,...giúp hạn chế tình trạng việc ho nặng hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước cùng các chất lỏng lúc này sẽ có tác dụng làm loãng chất nhầy ở trong mũi và đờm ở cổ họng, điều này sẽ giúp cơn ho giảm đi nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị ho đờm kéo dài mẹ phải làm sao?
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm họng
  • Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vòm họng