Ho gà ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Ho gà ở trẻ sơ sinh là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi, xẹp phổi, thiếu oxy não, biến chứng viêm não, xuất huyết võng mạch, suy hô hấp,.. nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ho gà ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Ho gà ở trẻ sơ sinh là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi, xẹp phổi, thiếu oxy não, biến chứng viêm não, xuất huyết võng mạch, suy hô hấp,.. nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho mẹ trước khi mang thai, hoặc khi mang thai được 20 tuần và tiêm vắc xin cho trẻ.
Nguyên nhân và biến chứng của ho gà ở trẻ sơ sinh
Ho gà ở trẻ sơ sinh là tình trạng cơ thể của trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) gây ra. Nếu bệnh không được phát hiện sớm có thể gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm bao gồm viêm phổi, xẹp phổi, thiếu oxy não, biến chứng viêm não, xuất huyết võng mạch, suy hô hấp, rối loạn điện giải, lồng ruột, thoái vị, sa trực tràng,... và nặng nhất là gây tử vong.
Vi khuẩn Bordetella pertussis là tác nhân chính gây nên bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh. Loại vi khuẩn này thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, mùa đông và mùa xuân (ở miền Bắc và miền Trung) và có thể lây lan qua đường hô hấp.
Về cơ chế lây lan của vi khuẩn Bordetella pertussis. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với những người bị mắc bệnh hoặc do tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh khoảng 2 tuần rồi phát bệnh. Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, hắt hơi. Khi trẻ ho ra thì vi khuẩn cũng được tống ra bên ngoài, người lành hít phải không khí có chứa vi khuẩn này sẽ bị bệnh.
Biểu hiện
Nếu như ho thông thường, cơn ho thường kéo dài vài ngày, có thể xuất hiện cả hiện tượng sốt và sổ mũi rồi khỏi thông qua việc điều trị bằng thuốc, hoặc bệnh có thể tự khỏi. Còn ho gà ở trẻ sơ sinh có những đặc điểm sau:
- Bệnh ho gà khi mới xuất hiện thường là những cơn ho kèm theo tình trạng chảy nước mũi và sốt. Biểu hiện ban đầu này khá giống với ho thông thường. Nhưng sau đó, tình trạng sốt và chảy nước mũi thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày rồi tự khỏi, còn cơn ho vẫn xuất hiện.
- Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn với các cơn ho kéo dài, ho thành từng cơn, ho rũ rượi, ho đến chảy nước mũi, nước mắt, ho nhiều vào ban đêm. Cơn ho nặng đến mức khiến người tím tái, mặt đỏ do thiếu oxy nặng, kèm theo những khoảng ngừng thở ngắn. Cuối cơn ho thường có những tiếng rít như tiếng gà cùng với sự xuất hiện của dịch đờm. Thời gian ho có thể kéo dài từ nửa tiếng đến vài phút.
- Những cơn ho thường xuyên, kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, bỏ bú mẹ, không buồn ăn, nôn trớ, quấy khóc.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho gà
Vì ho gà ở trẻ sơ sinh là bệnh cực kỳ nguy hiểm nên việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ đảm bảo an toàn đến sức khỏe và tính mạng cho trẻ. Do vậy, khi trẻ gặp các triệu chứng của bệnh ho gà, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách nhằm giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:
- Tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ: cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
- Giữ cho môi trường xung quanh trẻ được sạch sẽ, không có chất kích thích như khói thuốc, bụi, hóa chất, khó bếp.
- Bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ chân tay cho mình và cho cả trẻ trước và sau khi ăn.
- Dinh dưỡng: cho trẻ bú mẹ bình thường, bú nhiều lần trong ngày để bù lượng nước bị mất và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
- Đảm bảo đường thở của trẻ luôn thông thoáng bằng cách hút chất dịch đặc ở đường hô hấp. Có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối 0,9%.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người.
- Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ thường xuyên, báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện bất thường.
- Cách ly trẻ mắc bệnh ho gà với trẻ em bình thường để tránh lây lan bệnh. Khi trẻ ho, bố mẹ nên dùng khăn che trước miệng của trẻ để hạn chế vi khuẩn phát tán ra môi trường.
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, tay ngực và bàn chân.
Phòng tránh ho gà ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phòng tránh ho gà ở trẻ sơ sinh là tiêm vắc xin. Trước khi mang thai hoặc mang thai được 20 tuần tuổi, chị em phụ nữ nên chủ động đến cơ quan tiêm chủng để được tiêm vắc xin phòng ngừa ho gà. Ngoài ra, sau khi trẻ chào đời, cần được tiêm vắc xin để tiếp tục phòng bệnh, cụ thể:
- Vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván - DPT: tiêm 3 mũi, mũi đầu là vào lúc 2 tháng tuổi, các mũi tiêm tiếp theo cách nhau tối thiểu 30 ngày.
- Tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib: tiêm 3 mũi lần lượt vào lúc 2, 3 đến 4 tháng tuổi.
Xem thêm:
- Có nên bật máy sưởi suốt ngày cho trẻ sơ sinh không?
- Bố mẹ tiêm vắc-xin ho gà có thể bảo vệ trẻ sơ sinh