Ho có đờm thì uống thuốc gì?
Nguyên nhân của hiện tượng ho có đờm là do sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng bị ngứa ngáy, khó chịu và cảm trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khác với các cơn ho khác, ho có đờm thường tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này là gì, ho có đờm thì uống thuốc gì?
Ho có đờm thì uống thuốc gì?
Khác với các cơn ho khác, ho có đờm thường tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này là gì, ho có đờm thì uống thuốc gì?
Nguyên nhân của ho có đờm
Nguyên nhân của hiện tượng ho có đờm là do sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng bị ngứa ngáy, khó chịu và cảm trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm nhầy trong cổ họng quá nhiều thì sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên của cơ thể là ho để tống đờm ra khỏi cổ.
Đờm trong cổ họng nhầy và có độ bám dính nên một cơn ho khó có thể loại bỏ đờm nên người bệnh thường có cảm giác muốn ho đến khi cục đờm được loại ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên, cục đờm này hết thì lại tiếp tục có những cục đờm khác được tạo ra trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây những cơn ho có đờm lâu ngày không khỏi; làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, nhất là vào ban đêm.
Ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Bệnh ho có đờm không chỉ là biểu hiện của ho thông thường mà nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác liên quan đến hô hấp:
- Viêm họng cấp
- Lao phổi
- Ho gà
- Viêm khí quản cấp
- Hen phế quản
- Giãn phế quản
- Viêm phổi
- Áp xe phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Ung thư phế quản
- Ung thư phổi
- Bệnh tim
- Áp xe gan
- Trào ngược dạ dày thực quản
Mẹo chuẩn đoán bệnh đơn giản qua màu đờm
Màu xanh lá hoặc vàng
Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào này có chứa protein có sắc tố đặc trưng khiến đờm khi ho có màu xanh.
Cảm cúm, viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.
Màu đỏ hoặc nâu
Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu chứng tỏ cổ họng đang xảy ra tình trạng nhiễm trùng và xuất huyết. Khi thấy hiện tượng ho có đờm màu đỏ người bệnh cần đi khám trong vòng 24 giờ.
Một số bệnh khác có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi.
Màu trong
Đó có thể coi là tin tốt bởi đây là tình trạng ho có đờm hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày người cần phải cảnh giác và đi khám ngay.
Ho có đờm thì uống thuốc gì?
Trước tiên, bạn cần xác định rõ nguyên nhân là do đâu để tìm thuốc trị ho có đờm hiệu quả. Bởi vì, nếu khi bạn đã sử dụng loại thuốc gây ức chế ho hoặc thuốc chống dị ứng thì uống thuốc tan đờm sẽ không hiệu quả.
Lý giải về vấn đề này đó là khi dùng thuốc tiêu đờm nhanh kết hợp thuốc ức chế ho sẽ làm đờm loãng nhưng không có phản xạ ho thì bạn sẽ không thể khạc ra được; dẫn tới ứ đọng đờm trong cổ họng làm cho bệnh càng ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, khi bạn dùng chung thuốc chữa ho có đờm lâu ngày với thuốc chống dị ứng sẽ làm khô đờm và ứ đọng lại gây ho kéo dài. Điều này rất nguy hiểm tới sức khỏe.
Trên thị trường có rất nhiều thuốc trị ho có đờm hiệu quả giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Ho có đờm thì uống thuốc gì?”. Có thể kể tới các loại thuốc như: Bromhexin, acetylcystein, atussin, bricanyl, solmox broncho...
Trong trường hợp ho có đờm vì nguyên nhân viêm mũi, viêm họng thì bạn sẽ không cần dùng thuốc ho giúp tan đờm mà chỉ cần hít rửa mũi thường xuyên bằng muối sinh lý và dụng cụ hút rửa y tế.
Kết hợp dùng kháng sinh, kháng viêm hoặc chống dị ứng là bệnh sẽ nhanh hồi phục.
Nếu ho có đờm do viêm phế quản hoặc các bệnh lý về phổi bạn có thể sử dụng thuốc tiêu đờm nhanh tốt nhất bằng bài thuốc dân gian: gừng tươi, mật ong, chanh, quất ...
Cách trị ho có đờm từ bài thuốc dân gian
Quất (tắc) hấp đường phèn
Quất hấp đường phèn là một trong những thuốc tiêu đờm tốt nhất. Nguyên liệu: 5 quả quất, 3 muỗng đường phèn.
- Cách làm: Rửa sạch quất, để ráo, sau đó cắt đôi quả quất, bỏ hạt, cho vào bát nhỏ bỏ thêm đường phèn. Tiếp theo, cho bát vào hấp cách thủy 15 – 30 phút. Chắt lấy nước uống, còn cốt ngậm nuốt từ từ. Sau khoảng 3 – 5 ngày cơn ho giảm hẳn.
Mật ong kết hợp gừng
- Chuẩn bị: Gừng tươi và mật ong nguyên chất.
- Cách làm: Thái lát gừng tươi rồi đun sôi với nước; để nguội cho thêm một vài giọt mật ong vào uống cùng.
Củ nén chưng đường phèn
Nguyên liệu:
- Củ nén: 10-15 củ
- Đường phèn: vừa đủ
Cách làm:
Củ nén lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, cho vào chén sứ giã nhuyễn.
Cho hỗn hợp củ nén giã nhuyễn và đường phèn vào nồi hấp cách thủy đến khi đường phèn tan ra là dùng được.
Bạn có thể uống hỗn hợp này ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Lưu ý: Hỗn hợp củ nén và đường phèn hơi khó uống nên bạn hãy cố gắng uống nhanh nhất có thể.
Tỏi
Cách dùng: Sử dụng 5 tép tỏi, bóc sạch vỏ, dập nát. Sau đó thêm mật ong vào đến khi ngập tỏi; tiếp theo đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Ăn hỗn hợp này ngày 1 – 2 lần; sau khoảng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, có thể thay mật ong thành đường phèn, bạn sẽ có cách trị ho có đờm hiệu quả bằng tỏi hấp đường phèn tương tự.
Lá diếp cá và nước vo gạo
Trong lá diếp cá có chứa thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau và tiêu dịch tốt. Vì thế, khi kết hợp với nước vo gạo chứa nhiều vitamin B sẽ có tác dụng đẩy lùi chứng ho có đờm một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá diếp cá, 1 bát nước vo gạo đặc, sau đó giã nhuyễn lá diếp cá và cho vào nước vo gạo đun sôi khoảng 20 phút. Rồi để ấm, lọc bỏ bã, uống nước ngày 2 lần.
Củ cải trắng
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng và đường phèn.
Cách làm: Rửa sạch củ cải trắng, thái thành miếng nhỏ; bỏ vào lọ sạch, khô rồi cho thêm một chút mật ong. Đậy kín trong vòng 3 ngày rồi thêm ít đường phèn. Mỗi lần ăn bạn nên pha với chút nước ấm, tình trạng ho có đờm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Thuốc tan đờm bằng lá tía tô
Cách thực hiện như sau:
Lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với cháo nóng và ăn ngay.
Sau đó nằm nghỉ ngơi để ra mồ hôi, ho có đờm sẽ giảm nhanh chóng.
Vỏ bưởi thuốc tiêu đờm tốt nhất
Vỏ bưởi có chứa hàm lượng tinh dầu lớn, có tác dụng nhất định trong việc điều trị ho có đờm.
Cách làm: Lấy vỏ bưởi cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành khúc đun với nước. Sau đó vắt lấy nước cốt ngâm với đường trong 1 tuần. Uống liên tục trong 5 ngày, tình trạng ho có đờm sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Húng chanh hấp cách thủy
Húng chanh không chỉ biết tới là một loại rau thơm trong các bữa ăn mà còn có tác dụng thông họng, trị đờm, lợi phế được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Bởi vậy, từ lâu cha ông ta đã biết kết hợp húng chanh với mật ong và đường phèn để tăng tính hiệu quả trong điều trị ho có đờm.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, 1 thìa mật ong, đường phèn
Thái nhỏ húng chanh, trộn với đường phèn, mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 15 phút, uống ngay khi còn ấm và ngậm bã để có hiệu quả cao.
Lá hẹ
Rửa sạch 3 – 5 nhánh lá hẹ rồi để ráo nước. Thái nhỏ cho vào bát, đổ mật ong ngập lá, trộn đều rồi đem hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín nhừ là được.
Qua những thông tin về ho có đờm thì uống thuốc gì trên đây, hy vọng hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn lựa chọn cho mình những phương thức điều trị phù hợp hiệu quả nhất để có sức khỏe tốt và cuộc sống lành mạnh.
Xem thêm:
- 4 cách trị ho có đờm hiệu quả người Phương Tây áp dụng
- Bệnh cảm cúm và thuốc trị cảm cúm ho có đờm
- Chữa khỏi hẳn ho có đờm cho bé sau ba ngày bằng củ cải