Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp ở những người trung tuổi, công nhân hay những viên văn phòng. Nếu để lâu, bệnh có thể kéo theo những hệ lụy không đáng có cho bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng Vicare tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp ở những người trung tuổi, công nhân hay những viên văn phòng. Nếu để lâu, bệnh có thể kéo theo những hệ lụy không đáng có cho bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống gồm:

  • Những cơn đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên. Những cơn đau này có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới. Khi đau giống như kéo căng một sợi dây, cảm giác đau liên tục khi đứng, khi đi, có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.
  • Tê bì: cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.
  • Teo cơ, yếu liệt: thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài, có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay, hai chân teo nhỏ làm cho vận động khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không vận động được.

2. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ dẫn đến những căn bệnh phía dưới đây:

  • Đau rễ thần kinh: Các đốt sống bị thoát vị chèn ép các rễ thần kinh gây đau. Cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nặng, làm cản trở các hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương, vùng da tương ứng sẽ bị rối loạn cảm giác nóng, lạnh.
  • Rối loạn vận động: Thoát vị đĩa đệm khiến các chi tê yếu, làm giảm khả năng vận động và hạn chế di chuyển của người bệnh. Trường hợp nặng, có thể dẫn tới mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện.
  • Teo cơ, tàn phế: Cơn đau do thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh khó chịu, muốn nằm im một chỗ, lười vận động. Lâu ngày các cơ không được hoạt động khiến chúng bị teo lại, việc cử động bị hạn chế. Trường hợp bệnh nặng có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời.

3. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng được chia làm 5 đốt sống và được kí hiệu là L1,L2,L3,L4,L5 lần lượt từ trên xuống dưới. Hai loại thoát vị đĩa đệm chính thường gặp phải đó là L4 L5 và L5 S1. Cách phân chia này liên quan đến vị trí đĩa đệm nằm giữa các đốt sống trên.

Thoát vị đĩa đệm L4-L5

Đốt xương L4 và L5 là 2 đốt sống nằm ở cuối cột sống thắt lưng, và chính là 2 đốt sống phải hoạt động cùng chịu áp lực nhiều nhất từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người. Bởi vì hầu hết các tổn thương liên quan đến nhiều căn bệnh khác nhau đều xuất hiện rất nhiều ở 2 đốt xương sống này. Phía dưới đây là hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

vicare.vn-hinh-anh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-body-1

Những vị trí bị nứt, vỡ vỏ bao xơ đĩa đệm có thể nằm ở trước, sau hoặc lệch sang hai bên tùy thuộc vào hoạt động của người bệnh. Người bệnh cần xác định vị trí chính xác đĩa đệm tổn thương để phục vụ trong việc điều trị. Các bác sĩ chia thành các loại: thoát vị đĩa đệm L4 và L5 thể trung tâm, hoặc lệch từ 3 – 8mm sang bên phải hoặc bên trái.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1

Hai đốt sống này nằm ở vị trí vô cùng đặc biệt khi đĩa đệm bị tổn thương nằm giữa đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng và cột sống cùng cụt. Những vị trí này thường hay mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm chỉ sau đốt L4 L5.

Phía dưới đây là hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống này hay phải chịu sức ép từ trọng lượng phần trên cơ thể khi các vận động của con người, đặc biệt là khi diễn ra những hoạt đông nặng nhọc. Nếu như không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng không đáng có. Bởi vì bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống L5-S1 có thể có nguy cơ chèn ép vào rễ dây thần kinh S1 làm hẹp ống sống, hẹp lỗ liên hợp.

vicare.vn-hinh-anh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-body-2

4. Các cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng bằng sinh hoạt thường ngày

Ăn uống khoa học

Người bệnh cần tích cực bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ và vitamins như bưởi, cam, dứa, cải, cà chua, bí đỏ. Ngoài ra người bệnh cũng nên bổ sung các sản phẩm giàu acid béo omega như cá hồi, hạnh nhân, óc chó,.. để giảm thiểu sưng tấy, kháng viêm. Thêm vào đó, cần bổ sung nhưng loại thức ăn giàu canxi - dưỡng chất thường có trong hải sản, nước hầm xương,.. để bổ sung dưỡng chất cho xương khớp. Cuối cùng, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần kiêng những loại thực phẩm như đồ đông lạnh, thức ăn nhanh và rượu bia, chất kích thích.

Tập luyện thể dục

Bên cạnh có một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và hợp lý, người bệnh có thể tập luyện thể dục. Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày để giúp cho việc phục hồi bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi tập luyện cần chú ý tránh tập luyện quá sức, tập luyện trong thời gian dài để phòng bệnh càng ngày càng nặng thêm.

Hơn hết, nếu bệnh nhân gặp những triệu chứng bất thường thì nên đến các cơ sở y tế uy tín khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Xem thêm:

  • Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
  • Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?