Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn

Tuy nhiên, trường hợp người lớn mắc bệnh sởi không hề hiếm gặp như bạn tưởng. Sự chủ quan trước những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn có thể gây ra những hậu quả khó lường trước được. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn để có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả hơn.

Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn Hiểu biết về triệu chứng của bệnh sởi ở cả trẻ em và người lớn

Bệnh sởi là một loại bệnh rất thường được nhắc đến như là bệnh trẻ em. Tuy nhiên, trường hợp người lớn mắc bệnh sởi không hề hiếm gặp như bạn tưởng. Sự chủ quan trước những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn có thể gây ra những hậu quả khó lường trước được. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn để có biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả hơn.

1. Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh do Virus cấp tính ARN, thuộc chi Morbilivirus, họ Paramyxoviridae. Căn bệnh này lây qua hai đường là đường hô hấp và vật trung gian

  • Lây bệnh sởi qua đường hô hấp: Virus bệnh sởi lây truyền qua dịch tiết, dịch mũi, nước bọt. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ho, cảm... Đây là điều kiện để virus dễ dàng lây lan cho cộng đồng.
  • Lây bệnh sỏi qua vật trung gian: Bệnh nhân mắc bệnh sởi lây bệnh cho người dùng chung đồ vật như khăn tắm, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa... đã chứa dịch của người bệnh sởi.

Những ai từng mắc bệnh sởi hoặc đã tiêm ngừa sẽ có miễn dịch cả đời và không bị lây nhiễm từ người bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh chưa có kháng thể virus trong máu hoặc hệ miễn dịch quá yếu thì vẫn bị nhiễm virus.

Chính vì quá trình lây nhiễm diễn ra dễ dàng và thường khó tránh khỏi, mức độ lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng rất nhanh. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em từ 10 đến 15 tuổi và có cả người lớn. Nếu như người bệnh hay những người thân không sớm phát hiện triệu chứng của bệnh sởi, căn bệnh sẽ có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng sức khỏe đến cả gia đình và cộng đồng.

Biến chứng của bệnh sởi gây nguy hiểm đặc biệt cho trẻ em. Ví dụ như bệnh sởi có thể dẫn đến viêm giác mạc, viêm não, viêm phổi, các bệnh tai mũi họng... Các biến chứng gây ảnh hưởng đến khu trung hoàn, có thể khiến bệnh nhân bị liệt, động kinh v.v...

Còn với người lớn, căn bệnh này cũng gây ra nhiều hậu quả, làm suy kiệt cơ thể nhanh chóng. Tỉ lệ người lớn mắc bệnh sởi những năm gần đây tăng nhanh do môi trường ô nhiễm, mật độ dân số cao là điều kiện thuận lợi để virus sởi phát tán. Người lớn lại thường chủ quan, không cách ly, vệ sinh kỹ khi mắc bệnh nên rất dễ lây lan cho người khác.

Chúng tôi cũng lưu ý với những phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi phải đặc biệt lưu ý. Virus bệnh sởi sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, trẻ nhẹ ký, dị tật bẩm sinh...

2. Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn

vicare.vn-hieu-biet-ve-trieu-chung-cua-benh-soi-o-ca-tre-em-va-nguoi-lon-body-1

Khi gặp siêu vi sởi, cơ thể không ngay lập tức phản ứng và gây bệnh. Khoảng từ 10 đến 12 ngày sau khi nhiễm siêu vi này, triệu chứng của bệnh sởi mới bắt đầu xuất hiện. Chính vì vậy mà bệnh thường diễn biến khá nhanh vì thường không được phát hiện ngay từ đầu.

Những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn mà bạn có thể phát hiện được thông qua việc quan sát biểu hiện cơ bản là:

  • Mắt đỏ: Đây là triệu chứng chung của cả bệnh sởi ở người lớn. Nguyên nhân mắt đỏ là do khi bị bệnh sởi, bệnh nhân sẽ bị viêm võng mạc. Một số bệnh nhân có dấu hiệu mắt bị giảm thị lực khi bị bệnh sởi.
  • Sốt nhẹ: Trẻ có thể bị sốt nhẹ kèm ho khan. Rất nhiều cha mẹ chủ quan khi nhìn thấy các biểu hiện của bệnh sởi khá giống cảm hay sốt phát ban. Tuy nhiên với bệnh sởi, bệnh nhân có thể bị ho kéo dài hơn và không kéo đờm. Bệnh nhân mắc bệnh sởi có thể bị sốt đến 39, 40 độ.
  • Xuất hiện các nốt sần màu xanh - trắng bên trong miệng, khu vực gần bên trong gò má.
  • Biểu hiện mệt mỏi, kiệt sức.
  • Phát ban: Tùy vào giai đoạn mà mức độ phát ban sẽ khác nhau. Những mảng ban to và nổi cộm sẽ xuất hiện ngày một nhiều khi bệnh phát triển. Vị trí thường bị phát ban là vùng trán, đùi... và lan dần xuống dưới cơ thể của em.

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì thời gian ủ bệnh để xuất hiện triệu chứng của bệnh sởi cũng sẽ từ 10 đến 12 ngày. Bệnh sởi ở giai đoạn đầu thường không có bất cứ triệu chứng nào đặc trưng. Nhiều người rất hay nhầm lẫn bệnh sởi với sốt phát ban hay bệnh rubella. Nhưng nếu có sự quan sát kỹ lưỡng và ý thức đầy đủ về căn bệnh sởi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết bệnh hơn.

3. Phòng bệnh sởi bằng biện pháp nào?

vicare.vn-hieu-biet-ve-trieu-chung-cua-benh-soi-o-ca-tre-em-va-nguoi-lon-body-2

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đối mặt với virus sởi, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng bệnh sởi bên cạnh hiểu biết về triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn.

  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Một số cha mẹ cho rằng khi cơ thể mẹ đã có kháng thể sởi thì con không cần tiêm phòng nữa. Tuy nhiên, trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ không còn đủ lượng kháng thể nữa và vẫn cần được xét nghiệm để tiêm ngừa.
  • Mỗi ca tiêm chủng phòng sởi sẽ phải đủ hai mũi vắc xin. Trẻ từ 1 đến 14 tuổi sẽ phải tiêm vắc-xin sởi - rubella đúng lịch.
  • Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi.
  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và nhắc nhở con trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi đùa với bạn bè
  • Vệ sinh nhà thông thoáng và thường xuyên dọn dẹp, cọ rửa đồ chơi của con

Kiến thức về triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn cũng như cách phòng ngừa bệnh sởi sẽ giúp chúng ta tránh được những biến chứng đáng tiếc. Những tháng đầu năm sẽ là thời gian mà bệnh sởi dễ lây lan, phát tán nhất trong cộng đồng. Hãy cùng Vinmec nâng cao ý thức và phòng chống tốt căn bệnh sởi ở trẻ em lẫn người lớn nhé!

Xem thêm:

  • Các xét nghiệm cần làm để phát hiện bệnh sởi
  • Vắc xin sởi có mấy loại? Tiêm mấy mũi là đủ?
  • Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin MMR cho người lớn và trẻ em