Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, nhiều cha mẹ lo lắng khi phát hiện hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong khoảng 6 tháng tuổi đầu tiên của bé. Vậy hiện tượng này là gì, nguyên nhân do đâu và bạn nên dùng phương pháp nào để khắc phục?

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, nhiều cha mẹ lo lắng khi phát hiện hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong khoảng 6 tháng tuổi đầu tiên của bé. Vậy hiện tượng này là gì, nguyên nhân do đâu và bạn nên dùng phương pháp nào để khắc phục?

1. Thế nào là hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh?

Khái niệm

Rụng tóc vành khăn là một hiện tượng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với biểu hiện chính là phần tóc sau gáy của bé rụng nhiều, tạo ra dạng hình chiếc mũ quanh đầu.

Nguyên nhân – biểu hiện của hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Trước đây, người ta cho rằng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể đến từ việc bé bị thiếu hụt canxi, vitamin D hay các dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây thì không hoàn toàn do nguyên nhân này.

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh xảy ra nhiều ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi và được chia thành 2 nhóm chính:

  • Rụng tóc vành khăn không do bệnh:

Các chuyên gia cho biết, nếu bé nhà bạn chỉ có một dấu hiệu duy nhất là rụng tóc sau sinh, ba mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng. Tình trạng này là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này đến từ việc bé thường nằm ở một tư thế quá lâu, đặc biệt là nằm thẳng, hoặc đầu của bé cọ xát quá nhiều với gối nằm. Do đó, các tế bào chân tóc ở các khu vực trên sẽ bị đè nén và kìm hãm, dẫn đến xu hướng rụng nhiều hoặc không mọc.

Trên thực tế, sẽ rất khó để bạn hạn chế điều này bởi việc đặt trẻ sơ sinh nằm thẳng cực kỳ quan trọng. Tư thế nằm thẳng giúp bé giảm thiểu nguy cơ đột tử (SIDS) nguy hiểm. Tuy nhiên, hệ lụy của nó chính là hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh đã đề cập phía trên.

Hiện tượng này sau một thời gian chăm sóc sẽ được khắc phục hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng của bé. Thông thường, khi bé hơn 1 tuổi, tình trạng này sẽ biến mất.

vicare.vn-hien-tuong-rung-toc-vanh-khan-o-tre-so-sinh-body-1
  • Rụng tóc vành khăn còi xương:

Tuy nhiên, nếu hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh đi kèm thêm một số dấu hiệu như:

  • Ngủ không đủ giấc, hay quấy khóc.
  • Hốt hoảng và dễ giật mình.
  • Đổ nhiều mồ hôi trộm...

Thì có thể bé đã mắc phải các bệnh lý có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D, rối loạn chuyển hóa canxi... Vì thế, trong trường hợp này, bạn cần phải đưa bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám và kịp thời bổ sung dưỡng chất cho bé.

2. Điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Hầu hết trường hợp bị rụng tóc vành khăn đều có thể được khắc phục và điều trị tại nhà theo đúng phương pháp.

Có nên bổ sung Vitamin D cho bé?

Nhiều người cho rằng hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh đến từ việc thiếu vitamin D và canxi nên đã tích cực bổ sung cho bé những chất này. Tuy nhiên, việc bổ sung tùy tiện sẽ khiến tình trạng sức khỏe của bé thêm trầm trọng.

Theo lời khuyên từ nhiều chuyên gia hàng đầu, trẻ em bị hiện tượng trên không cần phải bổ sung gì bởi đây chỉ là một quá trình phát triển tự nhiên (nếu không đi kèm với các dấu hiệu khác). Trước khi bổ sung, bạn nên đưa bé đến gặp bác sỹ để kiểm tra xem bé có thật sự thiếu vitamin D hay không.

Tư thế ngủ của bé cần được sắp xếp như thế nào?

Bạn không nên để bé nằm im ở một tư thế trong thời gian dài. Thay vào đó bạn có thể xoay người nhẹ cho bé đổi tư thế. Lưu ý tránh để đầu của bé cọ xát nhiều với gối nằm.

Mỗi tư thế của bé chỉ được giữ tối đa trong 2 tiếng thôi.

vicare.vn-hien-tuong-rung-toc-vanh-khan-o-tre-so-sinh-body-2

Cách tổ chức chế độ dinh dưỡng cho bé

Ngoài Vitamin D thì việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng khác cũng sẽ khiến tóc khó phát triển, dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn. Vì thế, nếu như là trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần phải bổ sung cho cơ thể của mình nguồn dinh dưỡng dồi dào và tăng cường số lần bú cho bé mỗi ngày.

Nếu như bé đã ở thời gian ăn dặm, bữa ăn nên được ưu tiên một số thực phẩm có chứa nhiều canxi, kẽm và sắt. Tuy nhiên, khẩu phần ăn của bé vẫn phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất cơ bản như đạm, chất béo, tinh bột...

Đối với Vitamin D, ngoài cách bổ sung trực tiếp, bạn có thể cho bé tắm nắng mỗi ngày từ 15 đến 20 phút để cơ thể tự tổng hợp vitamin D. Nắng tốt nhất thường vào khoảng 8h đến 8h30.

Gội đầu đúng cách – việc quan trọng kích thích mọc tóc

Mẹ nên dùng dầu gội được sản xuất dành riêng cho bé sơ sinh cho con của bạn để hạn chế tình trạng kích ứng da đầu. Việc gội đầu nên được tiến hành nhẹ nhàng trong nước ấm.

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu thiên nhiên để massage đầu cho bé nhằm kích thích sự phát triển của tóc

Khi nào nên gặp bác sỹ?

Nếu tình trạng rụng tóc vành khăn của bé kéo dài hơn 2 tháng đi kèm thêm nhiều dấu hiệu bất thường khác có liên quan đến sự phát triển của bé, ba mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sỹ để thăm khám và làm xét nghiệm cụ thể hơn.

Bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin đầy đủ và cụ thể về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng ba mẹ qua bài viết này sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc – nuôi dưỡng bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, quấy khóc đêm... có phải trẻ thiếu canxi?
  • Tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ ngủ giật mình kèm đổ mồ hôi trộm và rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?